Thực phẩm chức năng là thực phẩm được sử dụng với mục đích hỗ trợ chức năng của các bộ phận trong cơ thể con người. Mang đến tinh thần thoải mái, sức khoẻ ổn định, cải thiện sức đề kháng cho chúng ta.
Nó chứa nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng được tạo ra từ các sản phẩm hữu cơ. Tuỳ vào hàm lượng các vi chất cấu thành, người ta sẽ xếp loại vào một nhóm riêng. Có ba loại thực phẩm chức năng là thực phẩm bổ sung, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ, thực phẩm dinh dưỡng y học.
Biết được mã HS các bạn sẽ biết được những quy định liên quan đến chính sách xuất khẩu của mặt hàng, các loại thuế, các loại giấy tờ, thủ tục,… tương ứng.
Mã HS của thực phẩm chức năng
Mã HS của Thực phẩm chức năng được quy định như sau:
- 21069071: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ sâm
- 21069072: Thực phẩm bảo vệ sức khỏe khác
- 21069073: Hỗn hợp vi chất để bổ sung vào thực phẩm.
Các chế phẩm thực phẩm dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
- 21069081: Các chế phẩm thực phẩm dùng cho trẻ sơ sinh hoặc cho trẻ nhỏ thiếu Lactaza.
- 21069089: Loại khác.
- 21069091: Hỗn hợp khác của hóa chất với thực phẩm hoặc các chất khác có giá trị dinh dưỡng, dùng để chế biến thực phẩm.
- 21069092: Siro đã pha màu hoặc hương liệu.
- 21069095: Seri kaya.
- 21069096: Sản phẩm dinh dưỡng y tế khác.
- 21069097: Tempeh.
- 21069098: Các chế phẩm hương liệu khác.
- 21069099: Loại khác.
Hồ sơ đăng ký lưu hành thực phẩm chức năng
- Bản công bố hợp quy/phù hợp quy định vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP);
- Bản thông tin chi tiết về sản phẩm;
- Bản gốc hoặc sao y công chứng hoặc hợp pháp hóa lãnh sự Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) hoặc tương đương (HC) do cơ quan nhà nước xuất xứ có thẩm quyền cấp trong đó có nội dung thể hiện sản phẩm an toàn với sức khỏe người tiêu dùng và phù hợp với pháp luật về thực phẩm;
- Bản gốc hoặc bản sao chứng thực Kết quả kiểm nghiệm C/A (Certificate of analysis) trong vòng 12 tháng có đủ chỉ tiêu theo quy định;
- Kế hoạch giám sát định kỳ;
- Mẫu nhãn hiệu hàng hóa lưu hành tại nước xuất xứ; Nội dung nhãn phụ sản phẩm; Mẫu sản phẩm;
- Đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP);
- Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (GMP) nếu có.
- Thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của các thành phần tạo nên chức năng đã công bố;
Khi xuất khẩu THỰC PHẨM CHỨC NĂNG một số nước thì họ có yêu cầu nghiêm ngặt về pháp nhân có đăng ký ngành nghề kinh doanh THỰC PHẨM CHỨC NĂNG, hoặc có chứng nhận GMP – Thực hành sản xuất tốt thực phẩm chức năng theo quy định tại Quyết định 4288/QĐ-BYT năm 2016.
Bên cạnh Thực hành sản xuất tốt (GMP), tiêu chuẩn FDA (cho thị trường Hoa Kỳ); các tiêu chuẩn GACP, Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), và các tiêu chuẩn tương đương khác sẽ là chìa khóa để các doanh nghiệp THỰC PHẨM CHỨC NĂNG Việt Nam thâm nhập được các thị trường đầy tiềm năng này.
Thủ tục xin giấy chứng nhận FDA
Bộ hồ sơ gồm những giấy tờ sau:
- Hồ sơ đăng ký chứng nhận
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
- Thông tin doanh nghiệp (địa chỉ, quy mô, sản phẩm,…).
- Giấy chứng nhận HACCP/ISO 22000 (nếu có).
- Thông tin liên hệ văn phòng đại diện tại Mỹ.
- Thông tin người làm việc và chịu trách nhiệm chính về FDA.
- Thông tin khác (tùy trường hợp).
Sau khi hoàn thành các thủ tục trên, trong thời gian khoảng 3 ngày làm việc, bạn sẽ nhận được mã tạm thời.
Trường hợp toàn bộ thông tin, tài liệu khách hàng cung cấp đáp ứng yêu cầu đăng ký FDA, từ 15 – 20 ngày làm việc, đơn vị bạn sẽ nhận được mã chính thức.
Hồ sơ xin giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm thuộc thẩm quyền Bộ Y tế bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có xác nhận của cơ sở).
- Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm;
- Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm của chủ cơ sở và người trực tiếp kinh doanh;
- Giấy xác nhận đủ sức khoẻ chủ cơ sở và của người trực tiếp kinh doanh thực phẩm chức năng.
Công bố thực phẩm chức năng
Công bố thực phẩm chức năng là thủ tục bắt buộc phải thực hiện khi muốn đưa sản phẩm ra thị trường. Một sản phẩm THỰC PHẨM CHỨC NĂNG chỉ được lưu thông trên thị trường khi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm THỰC PHẨM CHỨC NĂNG.
- Đối với các thực phẩm chức năng đã có quy chuẩn kỹ thuật, phải công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
- Đối với các thực phẩm chức năng chưa có quy chuẩn kỹ thuật, phải công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm tại Bộ Y tế (Cục An toàn thực phẩm) trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
– Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
4.1 Hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm
Hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm bao gồm các giấy tờ sau:
- Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm;
- Bản thông tin chi tiết về sản phẩm;
- Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng;
- Mẫu nhãn sản phẩm;
- Mẫu sản phẩm hoàn chỉnh để đối chiếu khi nộp hồ sơ;
- Thông tin, tài liệu khoa học chứng minh về tác dụng của mỗi thành phần tạo nên chức năng đã công bố;
- Kết quả thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm đối với thực phẩm chức năng có công dụng mới;
- Kế hoạch kiểm soát chất lượng;
- Kế hoạch giám sát định kỳ.
4.2 Hồ sơ pháp lý chung
Hồ sơ pháp lý chung gồm các giấy tờ sau:
- Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm chức năng;
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm;
- Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương.
Thủ tục công bố thực phẩm chức năng
Bước 1: Gửi hồ sơ về Cục An toàn thực phẩm.
Bước 2: Cục An toàn thực phẩm tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra hồ sơ. Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ phải cấp Giấy Tiếp nhận bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm. Trường hợp không cấp Giấy Tiếp nhận phải trả lời bằng văn bản lý do không cấp.
Bước 3: Trả Giấy tiếp nhận bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm cho tổ chức, cá nhân công bố sản phẩm.
Giấy phép lưu hành tự do – CFS (Certificate Of Free Sale)
Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất khẩu cấp cho thương nhân xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa ghi trong CFS để chứng nhận rằng sản phẩm, hàng hóa đó được sản xuất và được phép lưu hành tự do tại nước xuất khẩu.
Hồ sơ xin giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) sản phẩm thực phẩm chức năng- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do cho thực phẩm chức năng; (làm theo mẫu)
- Có tiêu chuẩn công bố áp dụng phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
- Bản tự công bố sản phẩm kèm theo cách thể hiện; (trên nhãn hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa).
- Các giấy tờ khác tùy thuộc vào yêu cầu đặc thù của cơ quan cấp giấy chứng nhận lưu hành tự do;
Thời gian thực hiện tại Bộ công thương: 05 ngày làm việc;
Thời gian hiệu lực giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) là 02 năm (tính từ ngày cấp)
Giấy chứng nhận y tế – HC (Health Certificate)
Căn cứ vào Thông tư 52/2015/TT-BYT Quy định việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu và hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế
Hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận y tế (HC)- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận y tế (HC) sản phẩm thực phẩm chức năng;
- Kết quả kiểm nghiệm của lô hàng xuất khẩu có thể hiện số lô, NSX-HSD; (thực hiện tại trung tâm được Bộ Y Tế công nhận/chỉ định)
- Mẫu nhãn sản phẩm; (Bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm tại nơi sản xuất; bản tự công bố sản phẩm (Bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
Thời gian thực hiện tại Bộ y tế: 10 – 12 ngày làm việc;
Thời gian hiệu lực Giấy chứng nhận y tế (HC) cho sản phẩm bột ca cao là 02 năm (tính từ ngày cấp)
Quý khách hàng cần tư vấn về các dịch vụ: chứng nhận, giám định, khử trùng, thí nghiệm, lashing – chằng buộc
vui lòng liên qua số hotline 094 998 33 75 để được phục vụ.
Các giải pháp của IFIC – Giám Định Khử Trùng Quốc Tế giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- hạn chế rủi ro phát sinh chi phí, nâng cao uy tín trong hoạt động thương mại
- đáp ứng các yêu cầu của cơ quan chức năng trong hoạt động kiểm tra chất lượng hàng hoá
- là tổ chức giám định độc lập được chỉ định kiểm tra theo hợp đồng thương mại và L/C theo yêu cầu: chủ hàng, ngân hàng, đơn vị vận chuyển,…