Thủ tục xuất khẩu than củi

Thủ tục xuất khẩu than củi

Than củi Việt Nam đang tạo cơn sốt xuất khẩu trong những năm gần đây. Theo đó mặt hàng này đang được các nước có khí hậu lạnh rất ưa chuộng để dùng cho lò sưởi và nướng đồ ăn. Nhiều nước hiện nay đang khuyến khích sử dụng viên nén mùn cưa hay than củi thay cho các nhiên liệu đốt khác. Bởi vì than củi có giá thành, nhiệt năng tương đương than đá. Nhưng chúng lại không gây ô nhiễm môi trường.

Để xác định đúng về chính sách, thủ tục xuất khẩu, đầu tiên cần xác định mã số HS của mặt hàng.

Mã HS THAN CỦI

THAN CỦI có mã HS thuộc chương 44 nhóm 4402

Mã hàng Mô tả hàng hóa Thuế suất
4402 Than củi (Bao gồm cả than đốt từ vỏ quả hoặc hạt), đã hoặc chưa được đóng thành khối.
44021000 Của tre 10
440290 Loại khác:
44029010 Than gáo dừa 0
44029090 Loại khác
4402909010 Than gỗ rừng trồng 5
4402909090 Loại khác 10

Thuế VAT: thuế VAT đối với than củi xuất khẩu là 10%.

Thuế xuất xuất khẩu than củi: 5 – 10%

Quy trình thủ tục xuất khẩu than củi

Bước 1: Kiểm tra điều kiện xuất khẩu than củi

Bước 2: Hồ sơ chứng minh tính hợp pháp của than củi xuất khẩu

Bước 3: Kiểm tra tiêu chuẩn than củi xuất khẩu & Giám định thương mại

Bước 4: Chuẩn bị hồ sơ hồ sơ hải quan, thông quan lô hàng và gửi cho bên nhập khẩu chứng từ cần thiết

Kiểm tra điều kiện xuất khẩu than củi

Theo khoản 1 Điều 4 Thông tư 15/2013/TT-BCT, để được xuất khẩu than, doanh nghiệp phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

  • Đã qua chế biến và đạt tiêu chuẩn chất lượng hoặc tương đương tiêu chuẩn chất lượng quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này
  • Có nguồn gốc hợp pháp như quy định tại Thông tư số 14/2013/TT-BCT ngày 15 tháng 7 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định về điều kiện kinh doanh than;
  • Các quy định khác (nếu có) theo sự điều hành của Chính phủ về hoạt động xuất nhập khẩu từng thời kỳ.”

Khi làm thủ tục xuất khẩu than củi, bên cạnh các chứng từ theo quy định của Hải quan. Thì doanh nghiệp xuất khẩu cần xuất trình thêm các loại giấy tờ khác bao gồm có:

Hồ sơ chứng minh tính hợp pháp của than củi xuất khẩu

 Căn cứ theo điều 5, Thông tư số 15/2013/TT-BCT thì hồ sơ chứng minh tính hợp pháp của than củi xuất khẩu gồm có:

  1. Đối với doanh nghiệp khai thác than củi: Gồm có giấy phép khai thác, giấy phép khai thác tận thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp vẫn còn hiệu lực.
  2. Đối với doanh nghiệp chế biến than củi: Gồm có giấy chứng nhận đầu tư cơ sở chế biến than. Và phải có hợp đồng mua than có nguồn gốc hợp pháp để chế biến.
  3. Đối với doanh nghiệp thương mại hoạt động kinh doanh xuất, nhập khẩu than củi: Hợp đồng mua bán hàng hóa kèm theo bản sao hóa đơn giá trị gia tăng. Hoặc những chứng từ hợp lệ mua than do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tịch thu, phát mại.
  4. Phiếu phân tích mẫu để xác nhận sự phù hợp về tiêu chuẩn cũng như chất lượng của lô than xuất khẩu. Phiếu phân tích này do một phòng thí nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS cấp.

Tiêu chuẩn than củi xuất khẩu

Ban hành kèm theo Thông tư số 13/2020/TT-BCT ngày 18 tháng 6 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

DANH MỤC VÀ TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG THAN XUẤT KHẨU

TT Loại than xuất khẩu Cỡ hạt, mm Độ tro khô, Ak

%

Trị số tỏa nhiệt toàn phần khô, Qkgr cal/g
I Than cục các loại      
1 Cục 2 35÷100 6,00÷15,00 ≥ 6700
2 Cục 3 20÷60 3,00÷15,00 ≥6700
3 Cục 4 15÷40 4,00÷16,00 ≥ 6700
4 Cục 5 6÷20 5,00÷15,00 ≥ 6700
II Than cám các loại      
1 Cám 1 ≤ 15 5,00 ÷8,00 ≥ 7800
2 Cám 2 ≤ 15 8,01 ÷10,00 ≥7600
3 Cám 3 ≤25 10,01 ÷ 19,00 ≥ 6350

Ghi chú: Tiêu chuẩn chất lượng than xuất khẩu theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8910:2015 Than thương phẩm – Yêu cầu kỹ thuật.

Theo đó, than củi không nằm trong danh sách các loại than phải đạt tiêu chuẩn chất lượng than xuất khẩu.

theo quy định mới, thủ tục xuất khẩu than củi đã dễ dàng hơn rất nhiều.

Việc kiểm tra lô hàng do một phòng thử nghiệm đạt tiêu chuẩn thực hiện.

Giám định thương mại

Trong hoạt động thương mại, than củi từ khi sản xuất ra đến khi được chuyển tới tay người mua/người tiêu dùng, đều phải trải qua nhiều khâu (vận chuyển, giao nhận, bảo quản…), không thể tránh khỏi rủi ro, sai sót, tổn thất…dẫn đến tranh chấp giữa các bên liên quan tham gia hợp đồng mua/bán.

Một số tranh chấp thường gặp là:

  • Sai sót về số lượng, khối lượng, phẩm chất, bao bì, giá trị hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ, chủng loại hàng hóa, tình trạng, độ an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh, và các nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng. (giám định theo hợp đồng thương mại)
  • Các tổn thất và nguyên nhân dẫn đến tổn thất, phân chia trách nhiệm, mức đền bù của các bên liên quan khi hàng hóa bị tổn thất; (giám định tổn thất phục vụ bảo hiểm)

Thời gian, địa điểm giao hàng, chuyển quyền sở hữu, rủi ro đối với hàng hóa…Để trực tiếp phòng ngừa và có cơ sở pháp lý giải quyết các tranh chấp xảy ra một cách nhanh chóng khi hàng hóa bị sai hỏng, thiếu, mất, tổn thất…, các bên  ký kết thường đưa vào hợp đồng thương mại điều khoản chỉ định một tổ chức giám định độc lập, trung lập, có đủ năng lực/uy tín để tiến hành kiểm tra và cấp kết quả về sự phù hợp về chất lượng hàng hóa, số lượng, khối lượng so với hợp đồng đã ký.

Thủ tục hải quan xuất khẩu than củi

Hồ sơ hải quan xuất khẩu than củi gồm có các chứng từ, giấy tờ như:

  • Hợp đồng thương mại;
  • Hóa đơn thương mại;
  • Phiếu đóng gói hàng hóa;
  • Tờ khai hải quan
  • Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện xuất khẩu than củi

Doanh nghiệp thực hiện khai các thông tin tại tờ khai hải quan và đăng ký khai hải quan tại

  • Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc
  • nơi có cơ sở sản xuất hoặc
  • Chi cục Hải quan nơi tập kết hàng hóa xuất khẩu hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất hàng;

Đối với tờ khai hải quan điện tử, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định phân luồng tờ khai và thông báo trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan theo một trong những hình thức dưới đây:

  • Chấp nhận thông tin khai Tờ khai hải quan (luồng 1);
  • Kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp, xuất trình hoặc các chứng từ có liên quan trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (luồng 2);
  • Kiểm tra kiểm tra thực tế hàng hóa trên cơ sở kiểm tra các chứng từ liên quan thuộc hồ sơ hải quan do người khai hải quan nộp, xuất trình hoặc các chứng từ có liên quan trên Cổng thông tin một cửa quốc gia (luồng 3).

Cơ quan hải quan có trách nhiệm kiểm tra chi tiết hồ sơ hải quan, kiểm tra thực tế hàng hóa, giải phóng hàng và quyết định thông quan hàng hóa nếu đáp ứng các điều kiện luật định. Vậy là thủ tục xuất khẩu than củi đã hoàn thành.

Quý khách hàng cần tư vấn về các dịch vụ: chứng nhận, giám định, khử trùng, thí nghiệm, lashing – chằng buộc

vui lòng liên qua số hotline  0789123102 để được phục vụ.

Các giải pháp của IFIC – Giám Định Khử Trùng Quốc Tế giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

  1. hạn chế rủi ro phát sinh chi phí, nâng cao uy tín trong hoạt động thương mại
  2. đáp ứng các yêu cầu của cơ quan chức năng trong hoạt động kiểm tra chất lượng hàng hoá
  3. là tổ chức giám định độc lập được chỉ định kiểm tra theo hợp đồng thương mại và L/C theo yêu cầu: chủ hàng, ngân hàng, đơn vị vận chuyển,…