Thủ tục xuất khẩu sắn lát mới nhất

Thủ tục xuất khẩu sắn lát mới nhất

Các nước hiện nay đang tăng cường dự trữ lương thực, ngũ cốc cho tiêu dùng. Bên cạnh đó, các ngành công nghiệp năng lượng và thức ăn chăn nuôi cũng chuyển sang nhập khẩu những sản phẩm từ sắn để thay thế. Dẫn đến, nhu cầu nhập khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn của các nước hiện nay đang rất lớn. Mở ra hàng ngàn cơ hội cho các đơn vị xuất khẩu sắn tại Việt Nam.

Để xác định đúng về chính sách, thủ tục nhập khẩu, đầu tiên cần xác định mã số H S của mặt hàng.

Mã H S của hàng hóa khai báo trên Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa là mã H S của nước xuất khẩu. Trường hợp mã H S của nước xuất khẩu khác với mã H S của nước nhập khẩu đối với cùng một mặt hàng, thương nhân được phép sử dụng mã H S của nước nhập khẩu và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của mã H S nước nhập khẩu do thương nhân khai báo.

Mã HS SẮN LÁT

Sắn lát có mã HS là 07141011. Trong đó:

  • 0714 – Sắn, củ dong, củ lan, a-ti-sô Jerusalem, khoai lang, các loại củ và rễ tương tự có hàm lượng tinh bột hoặc inulin cao, tươi, ướp lạnh, đông lạnh hoặc khô, đã hoặc chưa được thái lát hoặc làm thành dạng viên; lõi cây cọ sago.
  • 071410 – Sắn thái lát hoặc được làm thành dạng viên
  • 07141011 – Sắn lát đã được làm khô

Tinh bột sắn có mã HS là 11081400

THUẾ XUẤT KHẨU SẮN LÁT

Sắn là mặt hàng không có thuế xuất khẩu, và không có thuế VAT hàng xuất khẩu.

Thuế xuất khẩu: 0%

Thuế VAT: 0%

Căn cứ pháp lý

Sắn lát không nằm trong danh mục các loại hàng hóa cấm xuất khẩu. Do đó, đơn vị, doanh nghiệp có thể xuất khẩu sắn lát sang thị trường nước ngoài và làm thủ tục xuất khẩu như những mặt hàng thông thường.

Căn cứ vào danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật của Việt Nam được ban hành kèm theo Thông tư số 11/2021/TT-BNNPTNT. Sắn lát nằm trong danh mục vật thể cần phải kiểm dịch thực vật. Do đó, khi làm thủ tục xuất khẩu sắn lát, đơn vị cần tiến hành đăng ký kiểm dịch thực vật.

Điều kiện xuất khẩu sắn và tinh bột sắn sang Trung Quốc

Để xuất khẩu Sắn Lát, Tinh Bột Sắn (các loại BỘT, TINH BỘT sang Trung Quốc thì doanh nghiệp phải đăng ký mã số theo lệnh 248,249 của Trung Quốc, nếu là DOANH NGHIỆP thương mại thì mua hàng của nhà máy đã có mã GACC mới được thông quan tại Trung Quốc

Bên bán phải cung cấp nhãn tiếng Anh-Trung có chứa số doanh nghiệp “nhập khẩu Trung Quốc” đã đăng ký. (mã GACC bắt đầu bằng CVNM20012209160252)

Thủ tục xuất khẩu sắn lát mới nhất
Thủ tục xuất khẩu sắn lát mới nhất

Kiểm định sắn lát & tinh bột sắn

Tiêu chuẩn sắn lát xuất khẩu chi tiết các bạn theo dõi trên màn hình

  • TCVN 3578:2020 – sắn khô;
  • TCVN 10546:2014 – tinh bột sắn;
  • TCVN 8796:2011 – bột sắn thực phẩm;
  • NY/T 1520:2021 – tiêu chuẩn của Trung Quốc về Sắn
  • Chỉ tiêu cảm quan
  • Chỉ tiêu hóa lý
  • Chỉ tiêu về cỡ hạt
  • Yêu cầu về vệ sinh

Dưới đây là một số tiêu chuẩn quan trọng mà đơn vị xuất khẩu cần lưu ý:

Về chất lượng

  • Có dạng thái lát, khúc, miếng hoặc nguyên củ phù hợp với yêu cầu trong chế biến tiếp theo.
  • Màu sắc từ trắng đến trắng ngà tự nhiên hoặc vàng nhạt. Nếu sắn lát có vỏ thì có màu nâu ở vỏ ngoài.
  • Có mùi đặc trưng của tinh bột sắn, không có mùi lạ, không bị đắng.
  • Không phát hiện thấy côn trùng sống nhìn thấy được bằng mắt thường.
  • Không có chứa tạp chất kim loại, vật sắc cạnh.

Thời gian kiểm nghiệm trung bình là 5 – 7 ngày làm việc (có thể sớm hơn tuỳ thuộc vào chỉ tiêu kiểm nghiệm)

Việc kiểm nghiệm được thực hiện tại các trung tâm kiểm nghiệm được Nhà nước công nhận.

Kết quả kiểm nghiệm có giá trị sử dụng chỉ khi các trung tâm kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS (hệ thống công nhận phòng thử nghiệm, hiệu chuẩn của Việt Nam) và tiêu chuẩn Quốc Tế Ilac-MRA (tổ chức công nhận phòng thử nghiệm Quốc tế) thực hiện.

Công bố hợp quy

Theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ; quy định tất cả các tổ chức, cá nhân đang sản xuất kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam phải tiến hành tự công bố sản phẩm (hay công bố hợp quy) cho các sản phẩm của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi bày bán, lưu thông trên thị trường. Do đó, công bố chất lượng tinh bột sắn là hoạt động bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện.

Quy chuẩn cho mặt hàng tinh bột sắn các bạn theo dõi trên màn hình

·         QUYẾT ĐỊNH 46/2007/QĐ-BYT QUY ĐỊNH GIỚI HẠN TỐI ĐA Ô NHIỄM SINH HỌC HÓA HỌC THỰC PHẨM
·         QCVN 8-1:2011/BYT GIỚI HẠN Ô NHIỄM ĐỘC TỐ VI NẤM TRONG THỰC PHẨM
·         QCVN 8-2:2011/BYT GIỚI HẠN Ô NHIỄM KIM LOẠI NẶNG TRONG THỰC PHẨM

Hồ sơ công bố sản phẩm từ tinh bột sắn trong nước chi tiết các bạn theo dõi trên màn hình

– Bản công bố hợp quy

– Phiếu kết quả kiểm nghiệm sản phẩm từ tinh bột sắn cần công bố

– Bản kê khai thông tin sản phẩm

– Mẫu sản phẩm; nhãn sản phẩm, dự thảo nội dung ghi trên nhãn sản phẩm

– Kế hoạch giám sát định kỳ cho sản phẩm

– Giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm

– Giấy phép kinh doanh

– Giấy phép chứng nhận việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, trên tờ khai có dấu nhận đơn của Cục sở hữu trí tuệ Việt nam nếu có.

Thời gian công bố sản phẩm là 3 ngày làm việc

Tổ chức, cá nhân tự công bố chất lượng sản phẩm trên các phương tiện truyền thông đại chúng hoặc website của mình

Cơ quan nhà nước (Chi cục an toàn thực phẩm hoặc sở công thương) tiếp nhận hồ sơ, lưu trữ và đăng tải thông tin sản phẩm, thông tin cá nhân/ tổ chức trên trang thông tin điện tử của cơ quan đó.

Chứng nhận lưu hành tự do

Đây là giấy chứng nhận của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho doanh nghiệp xuất khẩu sắn và tinh bột sắn sang nước nhập khẩu. Giấy CFS là một trong những điều kiện cần thiết để sản phẩm sắn và tinh bột sắn được thông quan khi xuất khẩu theo yêu cầu của nước nhập khẩu.

Nghị định chính phủ 69/2018/NĐ-CP hướng dẫn làm giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với hàng hóa xuất khẩu. Giấy này hải quan không yêu cầu.

Hồ sơ xin giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) bao gồm : chi tiết các bạn theo dõi trên màn hình

Văn bản đề nghị cấp CFS (theo mẫu) nêu rõ tên hàng, mã HS của hàng hóa, số chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm hoặc số đăng ký, số hiệu tiêu chuẩn (nếu có), thành phần hàm lượng hợp chất (nếu có), nước nhập khẩu hàng hóa: 1 bản chính, thể hiện bằng tiếng Việt và tiếng Anh.

– Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có), bao gồm tên, địa chỉ của cơ sở, các mặt hàng sản xuất để xuất khẩu: 1 bản chính.

Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng đối với sản phẩm, hàng hóa kèm theo cách thể hiện (trên nhãn hàng hóa hoặc trên bao bì hàng hóa hoặc tài liệu kèm theo sản phẩm, hàng hóa): 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

Giấy chứng nhận y tế (HC)

Xin giấy chứng nhận y tế cho sản phẩm tinh bột sắn căn cứ vào Thông tư 52/2015/TT-BYT Quy định thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế. Theo đó, thực phẩm muốn xuất khẩu phải đảm bảo các chỉ tiêu về ATVSTP theo quy định.

Về những chỉ tiêu an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) An Toàn Vệ Sinh Thực Phẩm

Sản phẩm sắn lát và tinh bột sắn xuất khẩu phải đảm bảo các chỉ tiêu ATVSTP mà bên nước nhập khẩu đặt ra như: Dư lượng SO2, kim loại nặng, nấm mốc, vi sinh vật gây hại, nhãn mác…

Hồ sơ xin giấy chứng nhận y tế (HC) bao gồm : chi tiết các bạn theo dõi trên màn hình

  • Đơn đề nghị cấp HC theo mẫu quy định tại Phụ lục 08 ban hành kèm theo Thông tư này.
  • Kết quả kiểm nghiệm của từng mặt hàng thuộc lô hàng xuất khẩu, gồm các chỉ tiêu theo yêu cầu của Quy chuẩn kỹ thuật tương ứng (đối với sản phẩm đã có Quy chuẩn kỹ thuật) hoặc các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn theo quy định (đối với sản phẩm chưa có Quy chuẩn kỹ thuật), thông tin về tên mặt hàng, số lô, ngày sản xuất, hạn sử dụng do phòng kiểm nghiệm được chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận hoặc phòng kiểm nghiệm được thừa nhận. (Bản gốc hoặc bản sao có chứng thực).
  • Mẫu nhãn sản phẩm (Bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).
  • Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm (trường hợp phải có) hoặc Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm (Bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân).

Kiểm dịch thực vật mặt hàng sắn lát

Kiểm dịch thực vật là công tác quản lý của Nhà nước, các cơ quan chức năng nhằm ngăn chặn những loài sâu bệnh, vi sinh vật có hại, cỏ dại nguy hiểm. … Còn hàng hóa xuất khẩu, kiểm dịch cũng tương tự như là một giấy phép thông hành đảm bảo đủ điều kiện để chuyển ra nước ngoài.

Theo quy định hiện nay, sắn lát và tinh bột sắn dùng làm thực phẩm xuất khẩu phải được cơ quan thẩm quyền Việt Nam kiểm dịch theo yêu cầu của bên nhập khẩu. Do đó, nếu đối tác nhập khẩu yêu cầu thì khi làm thủ tục xuất khẩu sắn đơn vị cần đăng ký xin cấp giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật.

Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật: Giấy này được cấp bởi Cục bảo vệ thực vật thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. Mục đích của giấy này là xác nhận mặt hàng bột sắn không có mầm bệnh và các mối nguy hiểm lây lan giữa Việt Nam và nước bạn. Đồng thời xác nhận hàng hóa phù hợp với quy định kiểm dịch thực vật của phía nhập khẩu.

Điều 9, điều 10 Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT hướng dẫn về hồ sơ và trình tự kiểm dịch thực vật xuất khẩu. Do đó doanh nghiệp Việt Nam có thể thực hiện theo thông tư này.

Hồ sơ xin giấy phép kiểm dịch thực vật bao gồm :

  • Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật theo mẫu của cơ quan kiểm dịch và sau đó đơn vị cần khai báo đầy đủ thông tin về lô hàng cần kiểm dịch;
  • Hợp đồng mua bán hàng hóa
  • Vận đơn, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói hàng hóa
  • Nếu bên đăng ký kiểm dịch thực vật là người được chủ hàng ủy quyền, cần phải có giấy ủy quyền của chủ hàng.
  • Mẫu của lô hàng cần kiểm dịch thực vật

Mang bộ hồ sơ đến chi cục KIỂM DỊCH THỰC VẬT đăng ký kiểm dịch để Chi cục kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.

Cơ quan kiểm dịch tiến hành lấy mẫu để KIỂM DỊCH THỰC VẬT tại kho, cảng –  nơi lô hàng chờ xuất.

Sau khi lấy mẫu KIỂM DỊCH THỰC VẬT, hun trùng cho lô hàng (yêu cầu: vận tải đơn)

Thời gian cấp Giấy chứng nhận KIỂM DỊCH THỰC VẬT cho lô hàng trong vòng 24 giờ kể từ lúc bắt đầu kiểm dịch.

Giấy chứng nhận hun trùng

Nhằm ngăn chặn vi khuẩn, nấm mốc, mối mọt khi xuất khẩu hàng hóa thì mỗi lô hàng sắn lát & tinh bột sắn được đóng gói bằng pallets gỗ hoặc vật liệu chèn lót bằng gỗ cần phải có giấy chứng nhận hun trùng.

Được quy định tại
·         QUY CHUẨN QUỐC GIA QCVN 01-19:2010/BNNPTNT QUI TRÌNH KỸ THUẬT XÔNG HƠI KHỬ TRÙNG
·         Tiêu Chuẩn Quốc Tế ISPM15

Hồ sơ cấp phép giấy chứng nhận hun trùng bao gồm những chứng từ sau:

– Vận đơn đường biển

– Hóa đơn thương mại

– Bảng kê chi tiết danh mục hàng hóa

Thông thường việc này thường được thực hiện tại cảng và thời gian hun trùng là 24 giờ trước khi tàu chạy, do đó doanh nghiệp cần phải tính toán được thời gian Cut Off của hãng tàu để không bị rớt tàu.

Thời gian cấp chứng thư hun trùng từ 1-2 ngày kể từ khi phun thuốc.

Đối với thuốc Phosphine

Được dùng để khử trùng cho các sản phẩm nông, lâm nghiệp: Gạo, lúa mì mạch, đậu đỗ, sắn lát, mây tre, gỗ, cà phê, các loại hạt giống và dược liệu… Liều lượng và thời gian ủ thuốc tối thiểu như sau:

– 1 gram PH3/m3/ 3 ngày ở  30 – 40oC

– 2 gram PH3/m3/ 3 ngày ở  20 – 30oC

– 3  gram PH3/m3/ 3 ngày ở  dưới 20oC

Riêng đối với một số loài côn trùng có khả năng chống chịu cao với thuốc như: Rhizopertha dominica, Liposcelis sp., Cryptolestes sp.,… liều lượng và thời gian xông hơi sử dụng là: 4g PH3/ m3/ 7 – 10 ngày.

Đối với thuốc Methyl bromide

2.1. Khử trùng cho các sản phẩm nông, lâm nghiệp:

Gạo, lúa mì mạch, đậu đỗ, sắn lát, mây tre, gỗ, cà phê, các loại hạt giống và dược liệu… Liều lượng và thời gian ủ thuốc như sau:

– 32 gram/m3/24 giờ ở  30 – 40oC

– 40 gram/m3/24 giờ ở  20 – 30oC

– 48 gram/m3/24 giờ ở  dưới 20oC

Đối với vật liệu đóng gói bằng gỗ trong thương mại quốc tế:

Đảm bảo ở điều kiện tối thiểu là:  Nhiệt độ không thấp hơn 15oC, thời gian xử lý 24 giờ. Nồng độ tối thiểu tại các thời điểm kiểm tra 2, 4, 12 và 24 giờ  phải đảm bảo các tiêu chí trong bảng sau:

Nhiệt độ
Liều lượng
Nồng độ tối thiểu (g/m3) tại thời điểm:
2h 4h 12 24h
³21oC 48 36 31 28 24
³16oC 56 42 36 32 28
³10oC 64 48 42 36 32

Về bao bì nhãn mác

Bao bì bên ngoài phải ghi rõ nguồn gốc xuất xứ, doanh nghiệp chế biến, ngày sản xuất, mục đích sử dụng (dùng cho thực phẩm hoặc dùng cho công nghiệp). Không được đóng gói và vận chuyển lẫn lộn với những mặt hàng khác.

Hồ sơ hải quan xuất khẩu sắn lát

Bộ hồ sơ hải quan xuất khẩu sắn lát bao gồm:

  • Tờ khai hải quan điện tử
  • Hợp đồng mua bán; Hóa đơn thương mại; Phiếu đóng gói hàng hóa; Vận đơn
  • Chứng thư kiểm dịch thực vật; chứng nhận hun trùng
  • Giấy kiểm nghiệm; Chứng nhận lưu hành tự do hoặc Chứng nhận Y tế
  • Giấy chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (nếu có)

Thủ tục hải quan tại cửa khẩu xuất: Căn cứ vào thông tin trên bộ chứng từ thương mại trên, bạn sẽ khai hải quan xuất khẩu trên hệ thống theo quy định hiện hành. Việc kê khai này hiện được thực hiện qua phần mềm hải quan điện tử ECUS5-VNACCS, tức là được khai và truyền dữ liệu qua mạng internet.

Sau khi truyền tờ khai bằng phần mềm, bạn cần in tờ khai cùng bộ chứng từ giấy để tới chi cục hải quan để đăng ký tờ khai, tùy theo kết quả phân luồng tờ khai

  • Luồng xanh thì hệ thống tự động thông quan trực tiếp chỉ cần thanh lý tờ khai vô sổ tàu xuất
  • Luồng vàng mang hồ sơ giấy cho hải quan kiểm tra
  • Luồng đỏ vừa kiểm tra hồ sơ giấy vừa kiểm tra thực tế hàng hóa

Thông quan lô hàng, thanh lý tờ khai thông quan xuất khẩu

Giám định thương mại

Trong hoạt động thương mại, sắn lát & tinh bột sắn từ khi sản xuất ra đến khi được chuyển tới tay người mua, người tiêu dùng, đều phải trải qua nhiều khâu (vận chuyển, giao nhận, bảo quản…), không thể tránh khỏi rủi ro, sai sót, tổn thất…dẫn đến tranh chấp giữa các bên liên quan tham gia hợp đồng mua bán về: thời gian, địa điểm giao hàng, chuyển quyền sở hữu, rủi ro đối với hàng hóa….

Một số tranh chấp thường gặp là:

  • Sai sót về số lượng, khối lượng, phẩm chất, bao bì, giá trị hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ, chủng loại hàng hóa, tình trạng, độ an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh, và các nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng. (giám định theo hợp đồng thương mại)
  • Các tổn thất và nguyên nhân dẫn đến tổn thất, phân chia trách nhiệm, mức đền bù của các bên liên quan khi hàng hóa bị tổn thất; (giám định tổn thất phục vụ bảo hiểm)

Để trực tiếp phòng ngừa và có cơ sở pháp lý giải quyết các tranh chấp xảy ra một cách nhanh chóng khi hàng hóa bị sai hỏng, thiếu, mất, tổn thất…, các bên  ký kết thường đưa vào hợp đồng thương mại điều khoản chỉ định một tổ chức giám định độc lập, trung lập, có đủ năng lực uy tín để tiến hành kiểm tra và cấp kết quả về sự phù hợp về chất lượng hàng hóa, số lượng, khối lượng so với hợp đồng đã ký.

Quý khách hàng cần tư vấn về các dịch vụ: chứng nhận, giám định, khử trùng, thí nghiệm, lashing – chằng buộc

vui lòng liên qua số hotline  094 998 33 75 để được phục vụ.

Các giải pháp của IFIC – Giám Định Khử Trùng Quốc Tế giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

  1. hạn chế rủi ro phát sinh chi phí, nâng cao uy tín trong hoạt động thương mại
  2. đáp ứng các yêu cầu của cơ quan chức năng trong hoạt động kiểm tra chất lượng hàng hoá
  3. là tổ chức giám định độc lập được chỉ định kiểm tra theo hợp đồng thương mại và L/C theo yêu cầu: chủ hàng, ngân hàng, đơn vị vận chuyển,…