Gỗ ván sàn công nghiệp là loại vật liệu hiện đại được sản xuất từ bột gỗ tự nhiên kết hợp công nghệ cao để tạo ra vật liệu gỗ (bột gỗ ép). Như ván gỗ MDF, MFC, HDF,…
Để xác định đúng về chính sách, thủ tục nhập khẩu, đầu tiên cần xác định mã số H S của mặt hàng.
Mã HS của gỗ ván sàn
Mã HS của gỗ ván sàn thuộc Chương 44: GỖ VÀ CÁC MẶT HÀNG BẰNG GỖ; THAN TỪ GỖ
Đối với gỗ ván sàn công nghiệp thì thuộc Nhóm 4412 – Gỗ dán, tấm gỗ dán veneer và các loại gỗ ghép tương tự.
Có thể áp theo thực tế hàng, HS code 44123100, 44123300, 44123400 và 44123900
Thuế xuất khẩu gỗ ván sàn
Khung thuế suất thuế xuất khẩu đối với nhóm 4 4.0 1 quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số 107/2016/QH13 là từ 0% – 25%.
Khung thuế suất thuế xuất khẩu đối với nhóm 4 4 1 2 có thuế suất thuế xuất khẩu là 0%, nên doanh nghiệp không phải nộp thuế xuất khẩu.
THỦ TỤC XUẤT KHẨU GỖ VÁN SÀN CÔNG NGHIỆP
Đối với sàn gỗ công nghiệp làm từ bột gỗ ép, thì thủ tục hải quan xuất khẩu như các loại hàng hóa xuất khẩu thông thường.
Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ sau:
- Tờ khai hải quan hàng xuất khẩu
- Hoá đơn thương mại
- Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing List).
- Hợp đồng mua bán (Contract).
- Chứng nhận hun trùng.
- Vận đơn lô hàng (Bill of Landing).
- Các chứng từ khác (nếu có)
QUY ĐỊNH XUẤT KHẨU GỖ VÁN SÀN TỰ NHIÊN
Doanh nghiệp cần nắm rõ tại điều 7 và điều 8 của thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT quy định về việc gỗ có nguồn gốc từ tự nhiên, loại gỗ này có cấm xuất khẩu không, cụ thể:
Điều 7. Cấm xuất khẩu
Cấm xuất khẩu gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ thuộc các trường hợp sau: Gỗ tròn, gỗ xẻ các loại từ rừng tự nhiên trong nước. Xuất khẩu vì mục đích thương mại sản phẩm làm từ gỗ thuộc Nhóm IA do Chính phủ quy định (trừ gỗ là tang vật xử lý tịch thu theo quy định hiện hành của Nhà nước và những trường hợp quy định tại Điều 8 Thông tư này) và Phụ lục I của CITES khai thác từ tự nhiên.
Điều 8 – thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT có quy định về xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ theo điều kiện hoặc theo giấy phép:
“1. Gỗ và sản phẩm chế biến từ gỗ chỉ được xuất khẩu khi có hồ sơ lâm sản hợp pháp theo quy định hiện hành của pháp luật. Khi xuất khẩu thường nhân kê khai hàng hóa với cơ quan Hải quan về số lượng, chủng loại và chịu trách nhiệm về nguồn gốc có hợp pháp.
- Xuất khẩu các loại củi, than, thương nhân kê khai hàng hai với cơ quan Hải quan và số lượng chủng loại và chịu trách nhiệm về nguồn gốc hàng hoá hợp pháp, không phải xin phép
- Gỗ và sản phẩm làm từ đó thuộc các Phụ lục của CITES phải có Giấy phép CITES do Cơ quan Quản lý CITES Việt Nam cấp”
Nếu sàn gỗ được có nguồn gốc từ gỗ tự nhiên không nằm trong danh mục các loại gỗ cấm xuất khẩu thì Doanh nghiệp tiến hành các thủ tục sau:
THỦ TỤC LÀM HỒ SƠ LÂM SẢN
+ Nếu gỗ được mua từ nhà máy chế biến gỗ ở Việt Nam, doanh nghiệp cần trình lên hoá đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính kèm theo bản kê lâm sản được cơ quan kiểm lâm sở tại kiểm chứng.
+ Nếu như doanh nghiệp mua gỗ nguyên liệu làm sàn từ người nông dân, cần chuẩn bị bản kê lâm sản đã được địa phương đó xác nhận.
+ Nếu doanh nghiệp sử dụng gỗ nguyên liệu được nhập từ nước ngoài, bộ hồ sơ cần có tờ khai lúc nhập khẩu gỗ nguyên liệu.
THỦ TỤC LÀM HỒ SƠ HẢI QUAN
Doanh nghiệp cần chuẩn bị những chứng từ và hồ sơ dưới đây :
- Hợp đồng mua bán quốc tế
- Bảng kê lâm sản có dấu xác nhận của Cơ quan Kiểm Lâm sở tại, cấp Hạt , Chi cục..
- Hóa đơn thương mại
- Phiếu đóng gói hàng hóa
- Hợp đồng ủy thác xuất khẩu
- Hợp đồng ký với chủ rừng / chủ xưởng khai thác về việc mua bán
- Giấy kiểm dịch thực vật
- Giấy hun trùng
- Vận đơn đường biển
*LƯU Ý:
Địa điểm hải quan khi xuất khẩu gỗ ván sàn tự nhiên:
Theo bộ Luật Hải Quan ở điều 7 có quy định rõ ràng về địa điểm làm thủ tục hải quan khi xuất khẩu gỗ ván sàn TẠI
- trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu
- trụ sở Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu .
Cụ thể: Trong trường hợp thực hiện thủ tục hải quan điện tử thì nơi tiếp nhận, xử lý hồ sơ hải quan có thể là trụ sở Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Trong trường hợp cần thiết, việc kiểm tra thực tế hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có thể được thực hiện tại địa điểm khác do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan quyết định.
Quý khách hàng cần tư vấn về các dịch vụ: chứng nhận, giám định, khử trùng, thí nghiệm, lashing – chằng buộc
vui lòng liên qua số hotline 094 998 33 75 để được phục vụ.
Các giải pháp của IFIC – Giám Định Khử Trùng Quốc Tế giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- hạn chế rủi ro phát sinh chi phí, nâng cao uy tín trong hoạt động thương mại
- đáp ứng các yêu cầu của cơ quan chức năng trong hoạt động kiểm tra chất lượng hàng hoá
- là tổ chức giám định độc lập được chỉ định kiểm tra theo hợp đồng thương mại và L/C theo yêu cầu: chủ hàng, ngân hàng, đơn vị vận chuyển,…