Ngành thủy sản đang là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn tại Việt Nam. Do đó, Nhà nước luôn chú trọng trong việc phát triển quy mô nuôi trồng thủy sản, nhằm mang thương hiệu thủy sản của Việt Nam không chỉ khẳng định vị thế trong nước mà còn vươn mình đến nhiều thị trường trên trên thế giới.
Dự báo trong tương lai, ngành thủy sản sẽ tiếp tục tăng trưởng khả quan. Do đó, để tiếp cận nhiều hơn với các đối tác quốc tế, việc vạch ra định hướng chiến lược xuất nhập khẩu là một điều hết sức cần thiết, giúp cho nhiều chủ hàng cũng như doanh nghiệp hiểu rõ hơn về thủ tục hải quan xuất khẩu mặt hàng thủy sản cụ thể như là CÁ tra; cá ba sa, góp phần đẩy mạnh quá trình giao thương diễn ra một cách nhanh chóng. Cá khi xuất khẩu phải được nuôi và chế biến ở cơ sở đáp ứng đầy đủ các điều kiện xuất khẩu.
Để xác định đúng về chính sách, thủ tục xuất khẩu, đầu tiên cần xác định mã số HS của mặt hàng.
Mã HS cá xuất khẩu
Cá basa, cá tra có mã HS thuộc chương 03 và nhóm 0302
THUẾ xuất khẩu cá
Thuế VAT: thuế VAT đối với cá xuất khẩu là 0%.
Thuế xuất khẩu: cá không nằm trong danh sách các mặt hàng chịu thuế xuất khẩu. Do đó, khi xuất khẩu cá người xuất khẩu không phải nộp thuế xuất khẩu.
Kiểm tra tiêu chuẩn xuất khẩu cá basa, cá tra theo quy định của nước nhập khẩu
Tại thị trường EU, hàng thủy sản của các nước đang phát triển phải tuân thủ các quy định về vệ sinh; chất lượng và an toàn thực phẩm và quy định về giám sát. Theo đó, các nước muốn đưa hàng thủy sản vào EU phải nằm trong danh sách các nước được xuất khẩu vào EU. Từng lô hàng phải kèm theo giấy chứng nhận đáp ứng các yêu cầu của EU do cơ quan chức năng của nước xuất khẩu cấp. Ngoài ra, các nhà sản xuất có hàng thủy sản xuất khẩu sang EU phải tổ chức giám sát hoạt động sản xuất và chế biến của mình phù hợp với HACCP.
Trung Quốc: Việt Nam muốn xuất khẩu thủy sản qua Trung Quốc, nhà cung cấp phải có chứng nhận về chất lượng; sản phẩm đạt đủ yêu cầu về chất lượng của chính phủ Việt Nam và Trung Quốc: Tiêu chuẩn GlobalGap, Tiêu chuẩn SQF, Tiêu chuẩn HACCP,..
Đối với thị trường Mỹ: có hệ thống pháp luật kiểm soát chất lượng, an toàn thực phẩm, cơ quan thẩm quyền; có năng lực thực thi pháp luật; trong toàn bộ quá trình chuỗi sản xuất từ con giống, ao nuôi, vận chuyển, sơ chế, chế biến, xuất khẩu phải bảo đảm điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm do Bộ Nông nghiệp Mỹ yêu cầu.
Cơ sở kinh doanh, sản xuất, chế biến phải đáp ứng các điều kiện
Cá khi xuất khẩu phải được nuôi và chế biến ở cơ sở đáp ứng đầy đủ các điều kiện xuất khẩu.
Đáp ứng các quy định về điều kiện đầu tư kinh doanh tại Điều 21 của Nghị định 66/2016/NĐ-CP ngày 1/7/2016 của Chính phủ quy định điều kiện đầu tư kinh doanh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật; giống cây trồng; nuôi động vật rừng thông thường; chăn nuôi; thủy sản; thực phẩm.
Có hệ thống truy xuất nguồn gốc đáp ứng các quy định của pháp luật và đảm bảo khả năng truy xuất đến cơ sở nuôi.
Trong trường hợp tổ chức, cá nhân xuất khẩu sản phẩm cá tra không có cơ sở chế biến đáp ứng các điều kiện chế biến cá tra phải đáp ứng 1 trong 2 điều kiện sau:
- Có hợp đồng mua sản phẩm cá tra được chế biến tại cơ sở chế biến cá tra đáp ứng điều kiện chế biến cá tra nêu trên
- Có hợp đồng gia công, chế biến với chủ sở hữu cơ sở chế biến đáp ứng điều kiện chế biến cá tra.
Đáp ứng các quy định, quy chuẩn kỹ thuật về điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm trong chế biến thủy sản.
Có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp.
Phải xây dựng chương trình quán lý chất lượng theo yêu cầu của nước nhập khẩu
Quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm HACCP
28TCN129:1998 Cơ sở chế biến thuỷ sản – Chương trình quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm theo HACCP do Vụ Khoa học Công nghệ biên soạn và đề nghị Bộ Thuỷ sản ban hành theo Quyết định số 732/1998/QĐ-BTS ngày 16 tháng 12 năm 1998.
Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu, nội dung, trình tự áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo quan điểm HACCP để đảm bảo an toàn thực phẩm thuỷ sản.
Tiêu chuẩn này áp dụng cho các cơ sở chế biến thuỷ sản dùng làm thực phẩm cho người (dưới đây gọi tắt là cơ sở) trên phạm vi cả nước.
Áp dụng HACCP vào thủy sản, doanh nghiệp cùng với sự chủ động của mình có những tiếng nói trọng lượng trong công việc quản lý chất lượng ở tầm doanh nghiệp, ngành và cả quốc gia. Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) có vai trò hợp tác, phản biện và giám sát các công việc quản lý Nhà nước từ việc xây dựng và thực thi các quy định quản lý và kiểm soát chất lượng, về nâng cao mức độ tin cậy của các chương trình bảo đảm vệ sinh và an toàn chất lượng thủy sản…

Quy trình xuất khẩu cá
Bước 1: Chuẩn bị và kiểm tra nguồn hàng thủy sản xuất khẩu
Kiểm tra mặt hàng cá xuất khẩu
Trước khi tiến hành xuất khẩu, doanh nghiệp cần kiểm tra mặt hàng thủy sản của mình có nằm trong danh mục được cho phép xuất khẩu hay không dựa vào khoản 2 Điều 31 Thông tư 04/2015/TT-BTC ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Các loài thủy sản thuộc Phụ lục Công ước CITES xuất khẩu vì mục đích thương mại phải có giấy phép CITES theo quy định tại Nghị định số 06/2019/NĐ-CP và Nghị định số 84/2021/NĐ-CP.
Loại thuỷ sản không có tên trong danh mục thuỷ sản cấm xuất khẩu tại Phụ lục 1 của thông tư, khi xuất khẩu, doanh nghiệp làm thủ tục tại hải quan (với thủy sản do CITES quản lý sẽ thực hiện theo quy định của CITES Việt Nam).
Loại thủy sản có tên trong danh mục thuỷ sản xuất khẩu có điều kiện tại Phụ lục 2 của thông tư, nếu đáp ứng được các điều kiện các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ làm thủ tục tại hải quan (với thủy sản do CITES quản lý sẽ thực hiện theo quy định của CITES Việt Nam).
Các trường hợp thuộc Danh mục nêu trên xuất khẩu vì mục đích nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế phải có giấy phép do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định.
Bước 2: Kiểm tra bộ chứng từ xuất khẩu
Đơn vị cần tiến hành chuẩn bị đầy đủ giấy tờ để xuất khẩu lô hàng thủy sản. Các chứng từ xuất khẩu bắt buộc gồm có:
- Hợp đồng thương mại (Sales contract)
- Hóa đơn thương mại (Invoice)
- Phiếu đóng gói (Packing List)
- Vận đơn
- Tờ khai hải quan (nhận được sau khi đã truyền tờ khai thành công)
- Chứng từ thông báo miễn kiểm tra chuyên ngành hoặc chứng từ do pháp luật quy định về việc quản lý và kiểm tra chuyên ngành
- Giấy tờ chứng minh doanh nghiệp đủ điều kiện xuất khẩu cá
- Chứng nhận xuất xứ hàng hóa (yêu cầu nước nhập khẩu)
Riêng đối với mặt hàng thủy sản, ngoài những chứng từ thông thường, chủ hàng cần tiến hành đăng ký kiểm dịch động vật trước khi xuất khẩu.
Kiểm nghiệm và công bố cá xuất khẩu
Bảng 1 : Chỉ Tiêu Cảm Quan
Tên chỉ tiêu | Yêu cầu |
1. Màu sắc | – Trắng tự nhiên đặc trưng của sản phẩm, không có màu lạ. |
2. Mùi | – Thơm đặc trưng của sản phẩm, không có mùi lạ. |
3. Vị | – Đặc trưng của sản phẩm, không có vị lạ. |
4. Trạng thái | – Cơ thịt mịn, săn chắc, có tính đàn hồi, vết cắt nhẵn, không sót xương, da, mỡ, cơ thịt đỏ,phần thịt bụng được xử lý sạch, cho phép tối đa 2 điểm máu hoặc đường gân máu trên thịt.
– Băng được mạ đều trên bề mặt sản phẩm. |
5. Tạp chất | – Không cho phép. |
6. Khối lượng | – Khối lượng tịnh của mỗi đơn vị sản phẩm trên mẫu kiểm sau khi rã đông nhanh để ráo nước, cho phép sai khác 2,5%; song giá trị trung bình của tổng số mẫu kiểm, phải đạt giá trị ghi trên bao bì. |
Bảng 2 : Chỉ Tiêu Hóa Học
Tên chỉ tiêu | Mức |
1. Hàm lượng tổng số Nitơ bazơ bay hơi, tính bằng số mg trong một 100g sản phẩm, không lớn hơn. | 25 |
2. Hàm lượng Borat, tính bằng số mg trong 1kg sản phẩm. | Không cho phép |
3. Dư lượng kháng sinh, tính bằng số mg trong 1kg sản phẩm. | Không cho phép |
4. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, tính bằng số mg trong 1kg sản phẩm. | Không cho phép |
Chỉ tiêu vi sinh của sản phẩm phải theo đúng mức quy định trong Bảng 3 :
Bảng 3 : Chỉ Tiêu Vi Sinh
Tên chỉ tiêu | Mức |
1. Tổng số VSV hiếu khí, tính bằng số khuẩn lạc trong 1 g sản phẩm, không lớn hơn. | 106 |
2. Tổng số Coliforms, tính bằng số khuẩn lạc trong 1 g sản phẩm, không lớn hơn. | 200 |
3. Staphylococus Aureus, tính bằng số khuẩn lạc trong 1 g sản phẩm, không lớn hơn. | 100 |
4. E. Coli, tính bằng số khuẩn lạc trong 1 g sản phẩm. | Không cho phép |
5. Salmonella, tính bằng số khuẩn lạc trong 25 g sản phẩm. | Không cho phép |
6. Vibrio cholera, tính bằng số khuẩn lạc trong 25 g sản phẩm. | Không cho phép |
Quy trình kiểm nghiệm cá và công bố chất lượng cá
Kiểm nghiệm cá và công bố chất lượng cá dựa vào Nghị định số 15/2018/NĐ – CP của chính phủ, quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm được ban hành 2/2/2018.
Quy trình kiểm nghiệm cá sẽ được thực hiện theo những quy trình sau:
Bước 1: Kiểm nghiệm sản phẩm cá
- Doanh nghiệp chuẩn bị những mẫu sản phẩm để tiến hành thử nghiệm.
- Lên chỉ tiêu kiểm nghiệm dựa vào quy chuẩn cá theo quy định Việt Nam.
- Mang mẫu cá tới trung tâm kiểm nghiệm.
- Thời gian kiểm nghiệm cá từ 05 tới 07 ngày làm việc.
Bước 2: Công bố tiêu chuẩn sản phẩm cá
Công bố tiêu chuẩn chất lượng cá theo đúng quy định số 15/2018/NĐ – CP ở Ban quản lý an toàn thực phẩm; nếu như cơ sở của bạn tại tỉnh thành nên đăng ký ở Chi cục an toàn thực phẩm.
Thành phần hồ sơ công bố chất lượng sản phẩm cá theo quy định số 15/2018/NĐ – CP bao gồm:
- Giấy phép đăng ký kinh doanh hay giấy phép Hộ kinh doanh.
- Kiểm nghiệm sản phẩm xá.
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm ở nơi sản xuất cá.
Thời gian đăng ký công bố tiêu chuẩn chất lượng cá theo nghị định số 15/2018/NĐ – CP từ 05 tới 07 ngày làm việc ban quản lý an toàn thực phẩm sẽ đăng tải hồ sơ của bạn lên web hệ thống quản lý của cơ quan đấy.
Bước 3: Đăng ký kiểm dịch động vật cho lô hàng
Việc kiểm dịch đối với thủy sản và sản phẩm động vật thủy sản được thực hiện theo Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT
Nộp hồ sơ đăng ký kiểm dịch
Phía xuất khẩu đến Cục Thú y để nộp hồ sơ đăng ký kiểm dịch cho mặt hàng thủy sản. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch cho lô hàng gồm có:
- Đơn khai báo kiểm dịch (theo mẫu)
- Đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc đối tượng quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền liên quan khác, phải nộp văn bản hoặc giấy phép theo quy định
- Yêu cầu về kiểm dịch của nước nhập khẩu (nếu có)
- Giấy chứng nhận an toàn dịch bệnh của cơ sở nuôi thủy sản nơi xuất xứ của thủy sản để sản xuất lô hàng (nếu có)
- Các giấy tờ liên quan khác tùy vào mặt hàng thủy sản xuất khẩu thực tế
Các cán bộ trong Cục Thú y sẽ tiến hành kiểm tra số lượng, chủng loại, lấy mẫu sản phẩm xét nghiệm,… của mẫu mặt hàng thủy sản đã nộp.
Thời gian cấp giấy chứng nhận kiểm dịch
Thời gian cấp giấy chứng nhận kiểm dịch được quy định như sau:
- Kiểm tra trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu kiểm dịch, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu đối với sản phẩm thủy sản đạt yêu cầu để chủ hàng hoàn thiện thủ tục hải quan. Trường hợp kéo dài hơn 05 ngày làm việc thì cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thông báo đến chủ hàng bằng văn bản và nêu rõ lý do;
- Đối với lô sản phẩm động vật thủy sản không phải lấy mẫu kiểm tra: trong thời gian 01 ngày làm việc, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu sau khi kiểm tra hồ sơ đạt yêu cầu để chủ hàng hoàn thiện thủ tục hải quan;
Phía xuất khẩu căn cứ vào thời gian được ghi trên phiếu hẹn để đến Cục thú y nhận Giấy chứng nhận kiểm dịch.
Bước 3: Nhận giấy phép
Đăng ký giấy chứng nhận y tế (HC)
Xin giấy chứng nhận y tế – HC cho thủy sản căn cứ vào Thông tư 52/2015/TT-BYT Quy định việc kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu và hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận đối với thực phẩm xuất khẩu thuộc phạm vi quản lý của Bộ Y tế
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
- Đơn đề nghị cấp giấy chứng nhận y tế
- Giấy phép đăng ký kinh doanh
- Bản tự công bố sản phẩm
- Phiếu kiểm nghiệm sản phẩm
- Danh mục các cơ sở sản xuất (nếu có) của thương nhân
- Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất hoặc hợp đồng gia công;
- Nhãn sản phẩm
Bước 2: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp tiến hành nộp hồ sơ tại Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế.
Bước 3: Nhận giấy phép
Trên đây là quy trình tiến hành đăng ký giấy phép xuất khẩu thủy hải sản. Các doanh nghiệp xuất khẩu mặt hàng trên cần lưu ý để đảm bảo hoạt động hiệu quả, tránh các sai phạm trong kinh doanh.
Giám định thương mại
Trong hoạt động thương mại, cá basa/ cá tra từ khi sản xuất ra đến khi được chuyển tới tay người mua/người tiêu dùng, đều phải trải qua nhiều khâu (vận chuyển, giao nhận, bảo quản…), không thể tránh khỏi rủi ro, sai sót, tổn thất…dẫn đến tranh chấp giữa các bên liên quan tham gia hợp đồng mua/bán.
Một số tranh chấp thường gặp là:
- Sai sót về số lượng, khối lượng, phẩm chất, bao bì, giá trị hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ, chủng loại hàng hóa, tình trạng, độ an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh, và các nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng. (giám định theo hợp đồng thương mại)
- Các tổn thất và nguyên nhân dẫn đến tổn thất, phân chia trách nhiệm, mức đền bù của các bên liên quan khi hàng hóa bị tổn thất; (giám định tổn thất phục vụ bảo hiểm)
Thời gian, địa điểm giao hàng, chuyển quyền sở hữu, rủi ro đối với hàng hóa…Để trực tiếp phòng ngừa và có cơ sở pháp lý giải quyết các tranh chấp xảy ra một cách nhanh chóng khi hàng hóa bị sai hỏng, thiếu, mất, tổn thất…, các bên ký kết thường đưa vào hợp đồng thương mại điều khoản chỉ định một tổ chức giám định độc lập, trung lập, có đủ năng lực/uy tín để tiến hành kiểm tra và cấp kết quả về sự phù hợp về chất lượng hàng hóa, số lượng, khối lượng so với hợp đồng đã ký.
Bao gói, ghi nhãn, vận chuyển, bảo quản
Ghi nhãn sản phẩm in trên phiếu, dán nhãn trên bao bì với nội dung gồm có :
- Tên sản phẩm.
- Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất.
- Khối lượng sản phẩm.
- Thành phần nguyên liệu.
- Hướng dẫn sử dụng.
- Ngày sản xuất, ngày hết hạn sử dụng,…
Quý khách hàng cần tư vấn về các dịch vụ: chứng nhận, giám định, khử trùng, thí nghiệm, lashing – chằng buộc
vui lòng liên qua số hotline 094 998 33 75 để được phục vụ.
Các giải pháp của IFIC – Giám Định Khử Trùng Quốc Tế giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- hạn chế rủi ro phát sinh chi phí, nâng cao uy tín trong hoạt động thương mại
- đáp ứng các yêu cầu của cơ quan chức năng trong hoạt động kiểm tra chất lượng hàng hoá
- là tổ chức giám định độc lập được chỉ định kiểm tra theo hợp đồng thương mại và L/C theo yêu cầu: chủ hàng, ngân hàng, đơn vị vận chuyển,…