So với mặt hàng thông thường, thủ tục nhập khẩu vật liệu xây dựng tương đối phức tạp. Bởi đây là loại hàng phải làm công bố hợp quy khi nhập khẩu để đảm bảo hàng hóa hợp lệ, đủ tiêu chuẩn phân phối ra thị trường. Vậy Thủ tục nhập khẩu có bao nhiêu bước? Quy trình như thế nào? Bài viết này sẽ trả lời những thắc mắc của Quý Doanh nghiệp.
Mã HS của vật liệu xây dựng
Mã HS liên quan trực tiếp đến việc kê khai hàng hóa, thuế quan,… nên khi làm thủ tục hải quan để nhập khẩu Quý Doanh nghiệp cần chú ý khai đúng mã HS theo đúng quy định của hải quan.
Để xem mã HS cho từng loại mặt hàng, Quý Doanh nghiệp có thể tra cứu Biểu thuế Xuất nhập khẩu 2024 (Mới nhất) có chứa thông tin cụ thể của từng loại vật liệu xây dựng kèm theo mã HS và mức thuế suất tương ứng.
Quy định về nhập khẩu vật liệu xây dựng
- Căn cứ theo Nghị định 69/2018/NĐ-CP, vật liệu xây dựng không phải mặt hàng thuộc danh mục cấm nhập khẩu nên doanh nghiệp có thể tiến hành nhập khẩu về nước như bình thường.
- Tuy vậy trước khi nhập khẩu, doanh nghiệp cần xác định xem loại hàng hoá sẽ nhập về có thuộc danh mục hàng hóa phải kiểm tra chất lượng hay không?
Căn cứ theo Thông tư 04/2023/TT-BXD đã ban hành kèm quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng QCVN 16:2023/BXD, Quý doanh nghiệp nhập khẩu vật liệu xây dựng cần thực hiện thủ tục kiểm tra chất lượng theo Thông tư trên.
5 bước nhập khẩu vật liệu xây dựng
Bước 1: Chuẩn bị đủ hồ sơ và khai tờ khai hải quan
- Hợp đồng
- Hóa đơn thương mại
- Phiếu đóng gói
- Vận tải đơn
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (nếu có).
Bước 2: Đăng ký Chứng nhận hợp quy và thông báo với IFIC để lấy mẫu thử nghiệm
Doanh nghiệp cần phải tiến hành công bố hợp quy Vật liệu xây dựng – Theo QCVN 16:2023/BXD và Thông tư số 04/2023/TT-BXD ban hành ngày 30/06/2023.
Việc chứng nhận hợp quy cho các sản phẩm, hàng hóa Vật liệu xây dựng nhập khẩu nói chung, có thể kiểm tra theo 3 phương thức:
Phương thức 1 | Phương thức 5 | Phương thức 7 |
Phương thức này áp dụng đối với các sản phẩm nhập khẩu theo tiêu chuẩn ISO 9001. Mỗi lần nhập khẩu Doanh nghiệp chỉ cần cung cấp bổ sung “kết quả thử nghiệm mẫu” cho Sở Xây Dựng và Cơ quan Hải Quan.
|
Phương thức này áp dụng đối với các loại sản phẩm được sản xuất bởi cơ sở sản xuất trong nước hoặc nước ngoài đã xây dựng và duy trì ổn định hệ thống quản lý chất lượng, điều kiện đảm bảo sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9001 hoặc tương đương.
Thử nghiệm mẫu điển hình và đánh giá quá trình sản xuất; giám sát thông qua thử nghiệm lấy mẫu tại nơi sản xuất hoặc trên thị trường kết hợp với đánh giá quá trình sản xuất. |
Phương thức này áp dụng đối với các sản phẩm nhập khẩu không có đủ hồ sơ về chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 9001.
Mỗi lần nhập khẩu Doanh nghiệp nộp đầy đủ kết quả thí nghiệm mẫu và chứng nhận hợp quy cho mỗi lô hàng nhập cho Xây Dựng và Cơ quan Hải Quan.
|
Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy theo phương thức 1 không quá 01 năm | Hiệu lực của Giấy chứng nhận hợp quy là không quá 3 năm. | Hiệu lực cho lô hàng vật liệu xây dựng nhập khẩu |
Doanh nghiệp nhập khẩu thì kiểm tra theo Phương thức 1 và Phương thức 7.
“Cơ quan thực hiện kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu đối với hàng vật liệu xây dựng là Sở xây dựng”
Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng mặt hàng vật liệu xây dựng gồm:
- Phiếu đăng ký kiểm tra nhà nước theo mẫu sở xây dựng
- Hợp đồng
- Hóa đơn thương mại
- Phiếu đóng gói hàng hóa
- Vận tải đơn
- Tờ khai nhập khẩu
Sau khi có giấy hoàn thành đăng ký Chứng nhận hợp quy của IFIC và được Sở Xây Dựng xác nhận, Quý Doanh nghiệp có thể làm công văn xin mang hàng về kho bảo quản để bảo quản, tránh phát sinh phí lưu Container.
Hàng về cảng, sân bay thì báo IFIC tiến hành lấy mẫu kiểm tra. Việc lấy mẫu để kiểm tra chất lượng có thể lấy mẫu tại cảng hoặc lấy mẫu tại kho nhà nhập khẩu.
Bước 3: IFIC sẽ tiến hành thử nghiệm và cấp chứng nhận hợp quy
Tùy thuộc vào từng loại mặt hàng nhập khẩu là gạch gốm, đá ốp lát nhân tạo, đá ốp lát tự nhiên, ván gỗ nhân tạo, thiết bị vệ sinh…, sẽ có những chỉ tiêu kỹ thuật khác nhau và thông thường mất từ 2 đến 3 ngày sẽ có kết quả kiểm tra.
Quý Doanh nghiệp thắc mắc về thủ tục, chi phí làm Chứng nhận hợp quy Vật liệu xây dựng mà mình sắp nhập khẩu. Hãy liên hệ với chúng tôi, IFIC – Tổ chức Chứng nhận hợp quy Vật liệu xây dựng theo QCVN 16:2023/BXD qua Hotline 0789123102 để được nhận tư vấn và hỗ trợ.
Bước 4: Công bố hợp quy mặt hàng
Sau khi có kết quả thí nghiệm và chứng nhận hợp quy đạt điều kiện theo QCVN 16:2023, Doanh nghiệp mang giấy chứng nhận hợp quy đạt điều kiện đến Sở Xây dựng để lấy Phiếu Thông Báo Kết Quả Kiểm Tra Nhà Nước. Tùy theo quy trình từng Sở Xây dựng mà thời gian ra Phiếu Thông Báo Kết Quả Kiểm Tra Nhà Nước sẽ khác nhau, nhưng Doanh nghiệp cần theo dõi hồ sơ để không muộn hơn 15 ngày.
Bước 5: Thông quan lô hàng
Sau khi có đủ hồ sơ hải quan và “Phiếu Thông Báo Kết Quả Kiểm Tra Nhà Nước Về Chất Lượng Hàng Hóa Nhập Khẩu”, bạn tiến hành nộp tờ khai hải quan cho cơ quan Hải quan.
Bạn in tờ khai cùng bộ chứng từ giấy để tới chi cục hải quan. Sau khi kiểm tra xong hồ sơ nếu không có thắc mắc gì thì cán bộ hải quan sẽ chấp nhận thông quan tờ khai. Các bạn lúc này có thể đóng thuế nhập khẩu cho tờ khai hải quan và thanh lý tờ khai.
Trong quá trình xử lý Thủ tục để nhập khẩu mặt hàng vật liệu xây dựng, Quý doanh nghiệp có thắc mắc hay gặp khó khăn gì. Hãy liên hệ với IFIC – Giám Định Khử Trùng Quốc Tế qua Hotline: 0789123102 để được nhận tư vấn và hỗ trợ miễn phí.