Để đảm bảo năng suất cây trồng, giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển bền vững, nâng cao năng suất gieo trồng, đảm bảo an ninh lương thực, phân bón là một trong những yếu tố then chốt, quan trọng không thể thiếu.
Nước ta là một nước nông nghiệp nên nhu cầu về tiêu thụ phân bón khá cao, trong đó phân bón hóa học chiếm phần lớn (khoảng hơn 80%) nhu cầu tiêu thụ phân bón trong cả nước. Phân bón hoá học là những loại hóa chất có chứa các nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng nhằm nâng cao năng suất mùa màng.
Các loại phân bón hóa học chủ yếu hiện nay là phân đạm, phân lân, kali, phân hỗn hợp, phân phức hợp, phân vi lượng.Phân bón có chứa các thành phần dinh dưỡng thiết yếu giúp cây trồng phát triển nhanh, mang lại năng suất cao
Để xác định đúng về chính sách, thủ tục nhập khẩu, đầu tiên cần xác định mã số HS của mặt hàng.
Mã HS Phân bón
Tùy mặt hàng cụ thể, phân bón được phân loại theo bảng mã HS CODE từ 3101 đến 3105.
+ Mã HS CODE 3101– Phân bón gốc thực vật hoặc động vật, đã hoặc chưa pha trộn với nhau hoặc qua xử lý hóa học; phân bón sản xuất bằng cách pha trộn hoặc xử lý hóa học các sản phẩm động vật hoặc thực vật

+ Mã HS CODE 3102: Phân khoáng hoặc phân hóa học, có chứa nitơ.

+ Mã HS CODE 3103: Phân khoáng hoặc phân hóa học, có chứa phosphat (phân lân).
+ Mã HS CODE 3104: Phân khoáng hoặc phân hóa học, có chứa kali.
+ Mã HS CODE 3105: Phân khoáng hoặc phân hóa học chứa hai hoặc ba nguyên tố cấu thành phân bón là nitơ, phospho và ka li; phân bón khác; các mặt hàng của Chương này ở dạng viên (tablet) hoặc các dạng tương tự hoặc đóng gói với trọng lượng cả bì không quá 10 kg.

Thuế nhập khẩu Phân bón
Khi nhập khẩu Phân bón hoá học DN cần phải đóng các khoản thuế như sau:
- Thuế VAT5%
- Thuế nhập khẩu thông thường 5 – 9% (tuỳ vào mã HS)
- Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0 – 6% (tùy mã HS)
Quy trình các bước nhập khẩu phân bón
Bước 1: Kiểm tra trước khi nhập khẩu, nếu phân bón chưa nằm trong danh mục lưu hành thì cần làm công nhận lưu hành (phải hoàn thành khảo nghiệm phân bón lần đầu mới thực hiện công nhận lưu hành).
Bước 2: Sau khi có chứng nhận lưu hành phân bón, tiếp đến là đăng ký kiểm tra chất lượng ( KTCL) hàng nhập khẩu tại công thông tin một cửa quốc gia và đợi số tiếp nhận từ Cục BVTV
Bước 3: Lựa chọn đơn vị lấy mẫu KTCL và công bố hợp quy.
Bước 4: Sau khi có số tiếp nhận từ cục BVTV, tiến hành khai báo tờ khai nhập khẩu, đăng ký lấy mẫu KTCL ( tại cảng hoặc tại kho) & giám định thương mại
Bước 5: Sau khi có chứng nhận đạt chất lượng và chứng nhận hợp quy, nộp bản chính cho hải quan để thông quan hàng hóa và lấy hàng tiêu thụ.
Kiểm tra phân bón cần khảo nghiệm
Phân bón lần đầu công nhận lưu hành hoặc công nhận lưu hành lại tại Việt Nam phải tiến hành công đoạn khảo nghiệm này, trừ một số loại phân bón sau thì có thể làm công nhận lưu hành luôn mà không cần khảo nghiệm, như:
- Phân bón hữu cơ, phân bón hữu cơ truyền thống: như phân rác, phân xanh, phân chuồng…
- Phân bón đơn: như phân đạm, phân lân, phân kali…
- Phân bón phức hợp: như phân NPK…
Thủ tục tiến hành khảo nghiệm phân bón nhập khẩu lần đầu
Các bước tiến hành khảo nghiệm phân bón
– Bước 1: Xin giấy phép nhập khẩu phân bón về khảo nghiệm. Hồ sơ và trình tự xin giấy phép nhập khẩu thì bạn hãy tham khảo bên dưới
- Đơn đăng ký nhập khẩu phân bón;
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài).
- Tờ khai kỹ thuật;
- Bản tiếng nước ngoài kèm theo bản dịch sang tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật về chỉ tiêu chất lượng, công dụng, hướng dẫn sử dụng, cảnh báo an toàn và yếu tố hạn chế trong phân bón;
- Bản sao hợp lệ hoặc bản sao (mang bản chính để đối chiếu) kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale – CFS) do nước xuất khẩu cấp.
Cơ quan tiếp nhận: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Cục Bảo vệ thực vật).
Thời hạn xử lý hồ sơ: 30 ngày làm việc kể từ ngày có hồ sơ hợp lệ.
– Bước 2: Gửi đơn đăng ký khảo nghiệm, tài liệu kỹ thuật và đề cương khảo nghiệm phân bón đến Cục bảo vệ thực vật thuộc Bộ NNPTNT
Hồ sơ đăng ký khảo nghiệm
- Đơn đăng ký khảo nghiệm phân bón (theo Mẫu số 04 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này)
- Tài liệu kỹ thuật đối với phân bón đăng ký khảo nghiệm (theo Mẫu số 05 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này)
- Đề cương khảo nghiệm phân bón (theo Mẫu số 06 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này)
– Bước 3: Cục Bảo vệ thực vật thành lập hội đồng xét duyệt đề cương khảo nghiệm và cho phép doanh nghiệp khảo nghiệm phân bón.
– Bước 4: Tiến hành khảo nghiệm. Trong vòng 2 năm kể từ lúc khảo nghiệm, khi có kết quả khảo nghiệm phải gửi kết quả khảo nghiệm đến Cục Bảo vệ thực vật để thành lập hội đồng xét duyệt kết quả.
– Bước 5: Sau khi được hội đồng xét duyệt và cấp báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón, doanh nghiệp làm đơn dề nghị công nhận lưu hành với Cục Bảo vệ thực vật .
Công nhận lưu hành phân bón nhập khẩu
Trình tự các bước công nhận lưu hành phân bón nhập khẩu
– Bước 1: Nộp hồ sơ
Bạn chuẩn bị hồ sơ và nộp qua đường bưu điện hoặc qua cổng thông tin điện tử một cửa quốc gia (VNSW) cho Cục Bảo vệ thực vật.
Hồ sơ công nhận lưu hành phân bón gồm có
- a) Đơn đề nghị công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam (theo mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP)
- b) Bản thông tin chung về phân bón do nhà sản xuất cung cấp bao gồm: loại phân bón, chỉ tiêu chất lượng chính, hàm lượng yếu tố hạn chế, công dụng, hướng dẫn sử dụng, thông tin chung về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu phân bón;
- c) Bản chính báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón (theo mẫu số 02 hoặc kết quả của các công trình, đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh và có quyết định công nhận là tiến bộ kỹ thuật)
- d) Mẫu nhãn phân bón theo đúng quy định tại Điều 33, Điều 34 Nghị định 84/2019/NĐ-CP.
– Bước 2: Thẩm định hồ sơ
Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật tổ chức thẩm định để đánh giá hồ sơ công nhận
– Bước 3: Thông báo kết quả
Nếu hồ sơ đáp ứng các quy định về phân bón thì Cục Bảo vệ thực vật sẽ ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam theo Mẫu số 03 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 84/2019/NĐ-CP.
*Lưu ý: Thời hạn của Quyết định công nhận là 05 năm. Trước khi hết thời gian lưu hành 03 tháng, tổ chức, cá nhân có nhu cầu gia hạn phải thực hiện gia hạn
Sau khi hoàn thành các công việc khảo nghiệm và công nhận lưu hành doanh nghiệp có thể chính thức nhập khẩu phân bón vào Việt Nam.
Thời điểm hàng hóa về đến cảng, bạn mở tờ khai nhập khẩu như bình thường và làm công văn xin mang hàng về kho bảo quản.
THỦ TỤC NHẬP KHẨU Phân bón hoá học
Hồ sơ hải quan nhập khẩu phân bón thông thường bao gồm bản scan nộp điện tử hoặc bản gốc của các giấy tờ sau:
- Contract (Hợp đồng)
- Commercial Invoice (Hóa đơn thương mại)
- Packing List (Phiếu đóng gói hàng hóa)
- Bill of lading (Vận đơn)
- Certificate of origin (Giấy chứng nhận xuất xứ) có thể theo mẫu D, E, AK, AI… nếu có
- Công nhận lưu hành phân bón
- Chứng nhận đạt chất lượng và chứng nhận hợp quy
- Các giấy tờ cần bổ sung: Giấy đăng ký KTCL, Giấy giới thiệu, Mẫu 09 mang hàng về bảo quản, Đơn đăng ký cắt seal lấy mẫu,…
- Giấy tờ của nước xuất khẩu như: CFS, COA
Giám định thương mại
Trong hoạt động thương mại, phân bón từ khi sản xuất ra đến khi được chuyển tới tay người mua/người tiêu dùng, đều phải trải qua nhiều khâu (vận chuyển, giao nhận, bảo quản…), không thể tránh khỏi rủi ro, sai sót, tổn thất…dẫn đến tranh chấp giữa các bên liên quan tham gia hợp đồng mua/bán.
Một số tranh chấp thường gặp là:
- Sai sót về số lượng, khối lượng, phẩm chất, bao bì, giá trị hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ, chủng loại hàng hóa, tình trạng, độ an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh, và các nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng. (giám định theo hợp đồng thương mại)
- Các tổn thất và nguyên nhân dẫn đến tổn thất, phân chia trách nhiệm, mức đền bù của các bên liên quan khi hàng hóa bị tổn thất; (giám định tổn thất phục vụ bảo hiểm)
Thời gian, địa điểm giao hàng, chuyển quyền sở hữu, rủi ro đối với hàng hóa…Để trực tiếp phòng ngừa và có cơ sở pháp lý giải quyết các tranh chấp xảy ra một cách nhanh chóng khi hàng hóa bị sai hỏng, thiếu, mất, tổn thất…, các bên ký kết thường đưa vào hợp đồng thương mại điều khoản chỉ định một tổ chức giám định độc lập, trung lập, có đủ năng lực/uy tín để tiến hành kiểm tra và cấp kết quả về sự phù hợp về chất lượng hàng hóa, số lượng, khối lượng so với hợp đồng đã ký.
Trình tự tiến hành thủ tục KTCL phân bón nhập khẩu:
Phương thức kiểm tra: Kiểm tra nhà nước bằng Phương thức 7: thử nghiệm, đánh giá lô phân bón, cấp Giấy chứng nhận hợp quy cho lô phân bón được đánh giá và Giấy này chỉ có hiệu lực đối với lô phân bón được đánh giá. Phân bón nhập khẩu công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận của Tổ chức chứng nhận hợp quy được chỉ định.
Chế độ miễn giảm kiểm tra chất lượng phân bón nhập khẩu: Áp dụng đối với phân bón cùng tên phân bón, mã số phân bón, dạng phân bón của cùng một cơ sở sản xuất, cùng xuất xứ, cùng nhà nhập khẩu, sau 3 lần liên tiếp có kết quả thử nghiệm kiểm tra nhà nước về chất lượng đạt yêu cầu nhập khẩu. Khối lượng của mỗi lần nhập khẩu sau không được vượt quá tổng khối lượng của 3 lần nhập khẩu liên tiếp sử dụng làm căn cứ miễn giảm kiểm tra. Thời hạn miễn giảm kiểm tra là 12 tháng.
– Bước 1: Đăng ký kiểm tra chất lượng ( KTCL) phân bón nhập khẩu tại công thông tin một cửa quốc gia và đợi số tiếp nhận từ Cục BVTV. Cục Bảo vệ thực vật kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ đăng ký KTCL trong thời gian 1 ngày làm việc.
Hồ sơ đăng ký KTCL, bao gồm
– Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu theo Mẫu số 22 tại Phụ lục I, nghị định 108/2022/NĐ-CP: Bản sao các giấy tờ sau:
- Hợp đồng mua bán;
- Hóa đơn hàng hóa;
- Danh mục hàng hóa kèm theo: Ghi rõ số lượng đăng ký, mã hiệu của từng lô hàng;
- Vận đơn (đối với trường hợp hàng hóa nhập theo đường không, đường biển hoặc đường sắt).
Sau khi có số tiếp nhận từ cục BVTV, chúng ta tiến hành khai báo tờ khai nhập khẩu, đăng ký lấy mẫu KTCL ( tại cảng hoặc tại kho), làm thủ tục giải phóng hàng về kho để giám sát đợi kết quả KTCL ( trường hợp giải phóng hàng về kho thì kho bảo quản phải đảm bảo các tiêu chí do Hải Quan quy định, có trường hợp hải quan phải kiểm tra kho trước duyệt giải phóng hàng)
– Bước 2: Đăng ký KTCL (chứng nhận hợp quy) tại tổ chức chứng nhận có chức năng và lấy mẫu kiểm tra chất lượng
Các tiêu chí kiểm nghiệm phân bón:
STT | Chỉ tiêu chất lượng | Phương pháp thử | Đối tượng phương pháp thử |
1 | Độ ẩm (đối với phân bón dạng rắn) | TCVN 8856:2018 | a) Phân DAP |
TCVN 2620:2014 | b) Phân urê | ||
TCVN 5815:2018 | c) Phân bón hỗn hợp | ||
TCVN 9297:2012 | d) Các loại phân bón | ||
2 | Hàm lượng Nts | TCVN 5815:2018 | a) Phân bón hỗn hợp |
TCVN 8557:2010 | b) Các loại phân bón không chứa nitơ dạng nitrat trừ các loại phân bón quy định tại mục a STT 2 của Bảng này | ||
TCVN 10682:2015 | c) Các loại phân bón chứa nitơ dạng nitrat trừ phân bón quy định tại mục a STT 2 của Bảng này | ||
3 | Hàm lượng P2O5hh | TCVN 1078:2018 | a) Phân lân nung chảy |
TCVN 5815:2018 | b) Phân bón hỗn hợp | ||
TCVN 4440:2018 | c) Phân bón supephosphat | ||
TCVN 8559:2010 | d) Các loại phân bón trừ các loại phân bón quy định tại mục a, b, c STT 3 của Bảng này | ||
3a | Hàm lượng P2O5ht | TCVN 10678:2015 | Các loại phân bón |
4 | Hàm lượng K2Ohh | TCVN 8560:2018 | Các loại phân bón |
5 | Hàm lượng Ca (hoặc CaO) | TCVN 9284:2018 | Các loại phân bón có hàm lượng Ca không lớn hơn 5% |
TCVN 12598:2018 | Các loại phân bón có hàm lượng Ca từ 5% trở lên | ||
6 | Hàm lượng Mg (hoặc MgO) | TCVN 9285:2018 | Các loại phân bón có hàm lượng Mg không lớn hơn 5% |
TCVN 12598:2018 | Các loại phân bón có hàm lượng Mg từ 5% trở lên | ||
7 | Hàm lượng S | TCVN 9296:2012 | Các loại phân bón |
8 | Hàm lượng SiO2hh | TCVN 11407:2019 | Các loại phân bón |
9 | Hàm lượng B | TCVN 10680:2015 | Các loại phân bón dạng lỏng |
TCVN 10679:2015 | Các loại phân bón dạng rắn | ||
10 | Hàm lượng Mo, Fe | TCVN 9283:2018 | Các loại phân bón |
11 | Hàm lượng Cu | TCVN 9286:2018 | Các loại phân bón |
12 | Hàm lượng Co | TCVN 9287:2018 | Các loại phân bón |
13 | Hàm lượng Mn | TCVN 9288:2012 | Các loại phân bón |
14 | Hàm lượng Zn | TCVN 9289:2012 | Các loại phân bón |
15 | Hàm lượng axit humic, axit fulvic | – Tính theo % khối lượng cacbon:TCVN 8561:2010
– Tính theo % khối lượng axit humic, axít fulvic: TCVN 8561:2010 và quy về hàm lượng axit humic bằng hàm lượng cacbon nhân với 1,724 và về hàm lượng axít fulvic bằng hàm lượng cacbon nhân với 2,150 |
Các loại phân bón |
16 | Tổng hàm lượng axit amin tự do | TCVN 12620:2019 | Các loại phân bón |
17 | Hàm lượng axit amin và axit amin tổng số | TCVN 12621:2019 | Các loại phân bón |
18 | Hàm lượng chất hữu cơ | TCVN 9294:2012 | Các loại phân bón |
19 | Tỷ lệ C/N | C: TCVN 9294:2012
N: TCVN 8557:2010 |
Các loại phân bón |
20 | pHH2O | Ref. TCVN 5979:2007 | Các loại phân bón dạng rắn |
Ref. TCVN 6492: 2011 | Các loại phân bón dạng lỏng | ||
21 | Khối lượng riêng hoặc tỷ trọng | Ref. TCVN 3731:2007 | Các loại phân bón dạng lỏng |
22 | Cỡ hạt | TCVN 1078:2018 | Phân lân nung chảy |
23 | Vi sinh vật cố định nitơ | TCVN 6166:2002 | Các loại phân bón |
24 | Vi sinh vật phân giải phốt pho khó tan | TCVN 6167:1996 | Các loại phân bón |
25 | Vi sinh vật phân giải xenlulo | TCVN 6168:2002 | Các loại phân bón |
26 | Vi sinh vật có ích khác | Các TCVN tương ứng | Các loại phân bón |
27 | Nấm rễ nội cộng sinh | TCVN 12560-1:2018 | Các loại phân bón |
28 | Vi khuẩn E.coli | Ref. TCVN 6846:2007 | Các loại phân bón |
29 | Vi khuẩn Salmonella | Ref. TCVN 10780-1:2017 | Các loại phân bón |
30 | Hàm lượng Pb | TCVN 9290:2018 | Các loại phân bón |
31 | Hàm lượng Cd | TCVN 9291:2018 | Các loại phân bón |
32 | Hàm lượng Hg | TCVN 10676:2015 | Các loại phân bón |
33 | Hàm lượng As | TCVN 11403:2016 | Các loại phân bón |
34 | Hàm lượng axit tự do | TCVN 9292 | Các loại phân bón |
35 | Hàm lượng Biuret | TCVN 2620:2014 | Phân urê không màu (hạt đục, hạt trong) |
AOAC 976.01 | Các loại phân bón trừ phân urê không màu |
- Thời gian test thông thường là: 05 – 07 ngày làm việc
- Lượng mẫu cần thiết và tối thiểu trung bình tầm: 100 – 200 gam/ mẫu tuỳ lượng mẫu, để việc lưu mẫu thuận tiện (1 tháng)
– Bước 3: Thông báo kết quả kiểm tra:
Sau khi kiểm tra chất lượng, doanh nghiệp cần công bố hợp quy cho mặt hàng phân bón của mình và đây cũng là bước cuối cùng trong các thủ tục chuyên ngành để nhập khẩu phân bón.
Trình tự công bố hợp quy
Bước 1: Đánh giá hợp quy phân bón với quy chuẩn kỹ thuật, kết quả nhận được là giấy chứng nhận hợp quy. Công bố hợp quy dựa trên kết quả chứng nhận hợp quy của tổ chức có thẩm quyền chứng nhận hợp quy.
Hồ sơ công bố hợp quy:
- Bản công bố hợp quy
- Bản sao có chứng thực chứng chỉ chứng nhận hợp quy của sản phẩm;
- Bản mô tả chung về sản phẩm.
Bước 2: Đăng ký bản công bố hợp quy theo mẫu tại phụ lục 13 của thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT, tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi tổ chức, cá nhân đó đăng ký sản xuất, kinh doanh.
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân công bố hợp quy về việc tiếp nhận bản công bố theo mẫu quy định tại Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư 55/2012/TT-BNNPTNT.
Trong thời gian 7-10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ công bố hợp quy nếu hồ sơ đầy đủ theo quy định. Cục Bảo vệ thực vật ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu cho doanh nghiệp.
Sau cùng, bạn nộp “Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu” và “Giấy chứng nhận hợp quy” cho cơ quan Hải quan là lô hàng có thể thông quan.
Quý khách hàng cần tư vấn về các dịch vụ: chứng nhận, giám định, khử trùng, thí nghiệm, lashing – chằng buộc
vui lòng liên qua số hotline 094 998 33 75 để được phục vụ.
Các giải pháp của IFIC – Giám Định Khử Trùng Quốc Tế giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- hạn chế rủi ro phát sinh chi phí, nâng cao uy tín trong hoạt động thương mại
- đáp ứng các yêu cầu của cơ quan chức năng trong hoạt động kiểm tra chất lượng hàng hoá
- là tổ chức giám định độc lập được chỉ định kiểm tra theo hợp đồng thương mại và L/C theo yêu cầu: chủ hàng, ngân hàng, đơn vị vận chuyển,…