Người tiêu dùng Việt thường có tâm lý chung là xe nhập khẩu có chất lượng tốt hơn so với xe lắp ráp trong nước. Đây không hẳn chỉ là do tâm lý sính ngoại mà thực chất, xe nhập khẩu rõ ràng có những ưu điểm nổi trội hơn nhiều trang bị tiện nghi và an toàn hơn.
Việt Nam đã nhập khẩu hơn 144.000 ôtô trong năm 2022. Về thị trường nhập khẩu ôtô, Indonesia vẫn là nước cung cấp nhiều ôtô nhất cho Việt Nam . Thái Lan là quốc gia xuất khẩu ôtô cho Việt Nam nhiều thứ hai với 50.331 xe
Biết được mã HS các bạn sẽ biết được những quy định liên quan đến chính sách xuất khẩu của mặt hàng, các loại thuế, các loại giấy tờ, thủ tục,… tương ứng
Mã HS code của ô tô nhập khẩu
Đối với ô tô nhập khẩu, được xếp vào Nhóm 8703 và phân nhóm cụ thể như sau:
8703: Ô tô và các loại xe khác có động cơ được thiết kế chủ yếu để chở người (trừ các loại ô tô thuộc nhóm 87.02), kể cả ô tô chở người có khoang hành lý chung (station wagons) và ô tô đua. Chi tiết các bạn xem trên màn hình
- 870310 – – Xe được thiết kế đặc biệt để di chuyển trên tuyết; xe đi chơi gôn (golf car) và các loại xe tương tự.
- 870321 – – Loại ô tô có dung tích xi lanh không quá 1.000 cc.
- 870322 – – Loại ô tô có dung tích xi lanh trên 1.000 cc nhưng không quá 1.500 cc.
- 870323 – – Loại ô tô có dung tích xilanh trên 1.500 cc nhưng không quá 3.000 cc.
- 870324 – – Loại ô tô có dung tích xi lanh trên 3.000 cc.
- 870331 – – Loại ô tô có dung tích xi lanh không quá 1.500 cc.
- 870332 – – Loại ô tô có dung tích xi lanh trên 1.500 cc nhưng không quá 2.500 cc.
- 870333 – – Loại ô tô có dung tích xi lanh trên 2.500 cc.
Các loại thuế phải nộp khi làm thủ tục nhập khẩu ô tô nguyên chiếc
Đối với những chiếc xe mới được nhập khẩu về Việt Nam thì theo quy định của pháp luật phải chịu những khoản thuế như:
- Thuế nhập khẩu từ 50-70%,
- Thuế tiêu thụ đặc biệt từ 40-150%,
- Thuế giá trị gia tăng VAT 10%,
- Thuế trước bạ tùy theo tỉnh thành từ 10-12%
a) Đối với xe ô tô nguyên chiếc chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống (bao gồm cả ghế lái) có dung tích xi lanh dưới 1.500cc.
Mô tả mặt hàng | Thuộc nhóm mã số trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi | Đơn vị tính | Mức thuế (USD) |
– Dưới 1.000cc | 8703 | Chiếc | 5.000 |
– Từ 1.000cc đến dưới 1.500cc | 8703 | Chiếc | 10.000 |
b) Mức thuế hỗn hợp đối với xe ô tô nguyên chiếc chở người từ 09 chỗ ngồi trở xuống (bao gồm cả ghế lái) thuộc nhóm 87.03 trong Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi được xác định như sau:
- Đối với xe ô tô loại có dung tích xi lanh từ 1.500cc đến dưới 2.500cc: Mức thuế nhập khẩu = X + 5.000 USD;
- Đối với xe ô tô có dung tích xi lanh từ 2.500cc trở lên: Mức thuế nhập khẩu = X + 15.000 USD;
Chính sách nhập khẩu ô tô nguyên chiếc
– Ô tô nhập khẩu phải kiểm tra chất lượng theo quy định tại Quyết định số 50/2006/QĐ-TTg ngày 07/3/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra về chất lượng.– Thủ tục kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu theo quy định của Bộ Giao thông vận tải theo Quyết định số 31/2011/TT-BGTVT ngày 15/04/2011 của Bộ Giao thông vận tải quy định về kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu.
Các bước thực hiện
- Đăng ký tại Cổng thông tin một cửa Quốc gia (https://vnsw.gov.vn/); Cục Đăng kiểm Việt Nam xác nhận hồ sơ đăng ký và cấp số đăng ký kiểm tra
- Mở tờ khai hải quan (DN thực hiện trên hệ thống VNACCS/VCIS)
- Kiểm tra hiện trường; Thử nghiệm và giám định
- Thông báo miễn kiểm tra, Giấy chứng nhận, Thông báo không đạt chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu, Thông báo xe cơ giới nhập khẩu vi phạm Nghị định 69/2018/NĐ-CP.
Cơ quan quản lý: Bộ Giao thông vận tải.
Cơ quan tiếp nhận: Cục Đăng kiểm Việt Nam
Thời hạn giải quyết
– Đối với việc kiểm tra hồ sơ đăng ký kiểm tra và xác nhận vào Giấy đăng ký kiểm tra: trong vòng 01 ngày làm việc
– Đối với việc kiểm tra xe và cấp chứng chỉ chất lượng: Trong phạm vi 5 – 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra xe cơ giới nhập khẩu tại địa điểm kiểm tra đã đăng ký ghi trong Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu.
Doanh nghiệp chuẩn bị hồ sơ như sau
Bản chính Giấy đăng ký kiểm tra có ghi rõ số khung, số động cơ và năm sản xuất của xe cơ giới;
Bản sao chụp chứng từ nhập khẩu có xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu bao gồm: Hóa đơn thương mại hoặc các giấy tờ tương đương; Tờ khai hàng hoá nhập khẩu;
Bản sao chụp tài liệu giới thiệu tính năng và thông số kỹ thuật có xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu; hàng hoá nhập khẩu;
Đối với ô tô chở người dưới 16 chỗ ngồi đã qua sử dụng,thì tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải bổ sung bản sao chụp có xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu của một trong các loại giấy tờ sau:
- Giấy chứng nhận đăng ký
- Giấy chứng nhận lưu hành
- Giấy huỷ Giấy chứng nhận đăng ký hoặc Giấy huỷ Giấy chứng nhận lưu hành do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi ô tô được đăng ký lưu hành cấp cho phương tiện
Các tài liệu khác bao gồm:
- Tờ khai hàng hoá nhập khẩu;
- Bản đăng ký thông số kỹ thuật xe cơ giới nhập khẩu ;
- Tài liệu liên quan đến khí thải của xe cơ giới chưa qua sử dụng có thể được tổ chức, cá nhân nhập khẩu nộp trước khi tiến hành kiểm tra phương tiện.

Hồ sơ xin giấy phép nhập khẩu ô tô
Doanh nghiệp có nhu cầu muốn nhập khẩu ô tô, trước tiên phải xin giấy phép nhập khẩu. Hồ sơ xin giấy phép bao gồm:- 1 bản chính Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô (Mẫu số 05 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 116/2017/NĐ-CP)
- 1 bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương
- Tài liệu chứng minh doanh nghiệp đáp ứng điều kiện nhập khẩu ô tô, cụ thể:
- 1 bản sao tài liệu chứng minh doanh nghiệp có cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đáp ứng điều kiện quy định
- 1 bản sao văn bản xác nhận hoặc tài liệu chứng minh doanh nghiệp được quyền thay mặt doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài thực hiện lệnh triệu hồi ô tô nhập khẩu tại Việt Nam theo quy định đã được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật
Bộ Công Thương là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép kinh doanh nhập khẩu ô tô cho doanh nghiệp
Ngoài ra, căn cứ theo Điều 1 Thông tư số 20/2011/TT-BCT cấp ngày 12/5/2011 của Bộ Công Thương quy định bổ sung thủ tục nhập khẩu xe ô tô chở người loại từ 09 chỗ ngồi trở xuống như sau:
“Thương nhân nhập khẩu ô tô từ 09 chỗ ngồi trở xuống khi làm thủ tục hải quan, ngoài việc thực hiện các quy định hiện hành, cần phải nộp bổ sung những giấy tờ sau cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền:
- 01 bản sao (có xác nhận và đóng dấu) Giấy chỉ định hoặc Giấy ủy quyền là nhà nhập khẩu, nhà phân phối của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ô tô đó hoặc hợp đồng đại lý của chính hãng sản xuất, kinh doanh loại ô tô đó đã được cơ quan đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước ngoài hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật.
- 01 bản sao (có xác nhận và đóng dấu) Giấy chứng nhận cơ sở bảo hành, bảo dưỡng ô tô đủ điều kiện do Bộ Giao thông vận tải cấp.
Điều kiện để nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng về Việt Nam
Căn cứ theo quy định tại mục II của Thông tư liên bộ số 03/2006/TTLT-BTM-BGTVT-BTC-BCA cấp ngày 31/03/2006 của Bộ Thương mại – Bộ giao thông vận tải – Bộ tài chính – Bộ Công an, khi muốn nhập khẩu ô tô về Việt Nam cần phải đảm bảo các điều kiện như sau:
- Thời gian không được quá 5 năm kể từ năm sản xuất tới thời điểm ô tô về đến bến cảng Việt Nam.
- Ô tô đã được đăng ký lưu hành tại nước định cư hoặc nước mà công dân Việt Nam định cư tại nước ngoài tính tới thời gian làm thủ tục ít nhất là 06 tháng.
- Ô tô được đăng ký với thời gian tối thiểu là 06 tháng và được chạy trong một quãng đường tối thiểu là 10.000km tính tới thời điểm về đến Việt Nam.
- Ô tô nhập khẩu không thuộc loại ô tô có tay lái nghịch (tức tay lái bên phải) phải ở dạng tháo rời, hoặc đã thay đổi về kết cấu.
Thủ tục hải quan nhập khẩu ô tô về Việt Nam
Bước cuối cùng của việc thông quan hàng hóa bao giờ cũng là chuẩn bị một bộ chứng từ đầy đủ. Nhập khẩu ô tô cần nộp những chứng từ sau:
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu
- Hoá đơn thương mại (Invoice)
- Hợp đồng mua bán (Contract)
- Phiếu đóng gói hàng hoá (Packing list)
- Vận tải đơn (Bill of lading)
- Chứng nhận nguồn gốc xuất xứ (C/O)
- Giấy đăng ký kiểm tra & giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu
- Giấy ủy quyền của bạn cho tổ chức, cá nhân khác tại Việt Nam làm thủ tục nhập khẩu xe
- Hợp đồng uỷ thác hàng hoá nhập khẩu (nếu uỷ thác)
Cơ quan hải quan chỉ được hoàn thành thủ tục thông quan hàng hóa khi ô tô chở người đã được Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp Giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu hoặc cấp Thông báo miễn kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường xe cơ giới nhập khẩu.
Chứng nhận chằng buộc – lashing xe ô tô
Trong quá trình vận chuyển hàng hóa bằng xe tải, container, tàu, thuyền đều sẽ gặp các sự cố; chằng buộc xe ô tô nhằm ngăn chặn các rủi ro trong quá trình vận chuyển nhất là mặt hàng xe ô tô có giá trị cao và giảm bớt những tranh chấp, khiếu nại về hàng hóa đối với người nhận hàng.
Đáp ứng theo yêu cầu của hãng tàu, đơn vị vận chuyển; đảm bảo xe ô tô luôn được cố định trong tình trạng an toàn trong suốt quá trình vận chuyển, tránh xảy ra các trường hợp như: hàng hóa bị di chuyển, trầy xước, đổ vỡ, hoặc thậm chí rơi khỏi phương tiện trong quá trình vận chuyển, gây ra những tình huống nguy hiểm, làm hư hỏng hàng hóa, cấu trúc của phương tiện đang vận chuyển.
Giám định thương mại
Trong hoạt động thương mại, xe ô tô từ khi sản xuất ra đến khi được chuyển tới tay người mua/người tiêu dùng, đều phải trải qua nhiều khâu (vận chuyển, giao nhận, bảo quản…), không thể tránh khỏi rủi ro, sai sót, tổn thất…dẫn đến tranh chấp giữa các bên liên quan tham gia hợp đồng mua/bán.
Một số tranh chấp thường gặp là:
- Sai sót về số/khối lượng, phẩm chất, bao bì, nguồn gốc, chủng loại hàng hóa, tình trạng; (giám định theo hợp đồng thương mại)
- Phân chia trách nhiệm, mức đền bù của các bên liên quan khi hàng hóa bị tổn thất; (giám định tổn thất phục vụ bảo hiểm)
- Thời gian, địa điểm giao hàng, chuyển quyền sở hữu, rủi ro đối với hàng hóa…
Để trực tiếp phòng ngừa và có cơ sở pháp lý giải quyết các tranh chấp xảy ra một cách nhanh chóng khi hàng hóa bị sai hỏng, thiếu, mất, tổn thất…, các bên ký kết thường đưa vào hợp đồng thương mại điều khoản chỉ định một tổ chức giám định độc lập, trung lập, có đủ năng lực/uy tín để tiến hành kiểm tra và cấp kết quả về sự phù hợp về chất lượng hàng hóa, số lượng, khối lượng so với hợp đồng đã ký.
Quý khách hàng cần tư vấn về các dịch vụ: chứng nhận, giám định, khử trùng, thí nghiệm, lashing – chằng buộc
vui lòng liên qua số hotline 094 998 33 75 để được phục vụ.
Các giải pháp của IFIC – Giám Định Khử Trùng Quốc Tế giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- hạn chế rủi ro phát sinh chi phí, nâng cao uy tín trong hoạt động thương mại
- đáp ứng các yêu cầu của cơ quan chức năng trong hoạt động kiểm tra chất lượng hàng hoá
- là tổ chức giám định độc lập được chỉ định kiểm tra theo hợp đồng thương mại và L/C theo yêu cầu: chủ hàng, ngân hàng, đơn vị vận chuyển,…