Ngành may mặc ở nước ta đang rất phát triển, hằng năm kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này chiếm tỉ trọng không nhỏ trong nền kinh tế. Do đó, việc nhập khẩu các nguyên phụ liệu dệt may để có thể phụ trợ cho ngành sản xuất may mặc càng gia tăng.
Mức độ phụ thuộc vào nguyên liệu nhập khẩu vẫn còn rất lớn (tỷ lệ nguyên phụ liệu nội địa mới đạt 55%). Do đó, lượng vải và nguyên phụ liệu may mặc nhập khẩu vẫn chiếm tỷ lệ khá lớn.
MÃ HS nguyên phụ liệu may mặc
Dưới đây là một số mã HS cụ thể của một số nguyên phụ liệu may mặc phổ biến:
- 39262090 : Móc treo quần áo bằng nhựa
- 48211090 : Nhãn giấy các loại (nhãn trang trí của sản phẩm, không phải nhãn thương hiệu)
- 58062090 : dây chun các loại
- 58081090 : dây luồn cắt sẵn
- 58079090 : Nhãn vải các loại (nhãn thể hiện thông tin hướng dẫn sử dụng của sản phẩm, không phải nhãn thương hiệu)
- 96062100 : Cúc nhựa các loại
- 96071900 : Khóa kéo các loại bằng nhựa
Tuỳ từng cấu tạo và tính chất thực tế của hàng hoá mà có mã HS khác nhau. Biết được mã HS của hàng hoá chúng ta sẽ biết được mặt hàng này có được phép nhập khẩu hay không, những thông tin về quy định, chính sách và thủ tục nhập khẩu hàng hoá.
Thuế nhập khẩu nguyên phụ liệu may mặc
Khi nhập khẩu Nguyên phụ liệu may mặc doanh nghiệp cần phải đóng các khoản thuế như sau:
– Thuế nhập khẩu
– Thuế VAT
Để doanh nghiệp được hưởng mức thuế nhập khẩu thấp nhất, doanh nghiệp cần yêu cầu nhà xuất khẩu cung cấp C/O của lô hàng để được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi theo các hiệp định kinh tế.
Thủ tục nhập khẩu nguyên phụ liệu may mặc
Căn cứ theo thông tư số 21 /2017/TT-BCT, các sản phẩm dệt may, nguyên phụ liệu nếu thuộc phụ lục I của QCVN: 01/2017/BCT ban hành kèm theo của TT này thì phải thực hiện công bố hợp quy trước khi sản phẩm đó được đưa ra tiêu thụ tại thị trường Việt Nam.
Còn lại, phần lớn các nguyên phụ liệu thường gặp đều không cần công bố hợp quy, ta nhập khẩu như các hàng hóa thông thường.
Như vậy, thủ tục nhập khẩu nguyên phụ liệu may mặc như sau:
Bước 1: Lên tờ khai hải quan tại cửa khẩu nhập khẩu.
Hồ sơ để lên tờ khai gồm:
- Hợp đồng
- Hóa đơn thương mại
- Phiếu đóng gói
- Vận tải đơn
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (nếu có)
Nhập thông tin lô hàng vào tờ khai, sau đó truyền tờ khai và lấy phản hồi phân luồng.
Bước 2: Mang bộ hồ sơ đến cơ quan hải quan đăng ký (trường hợp lô hàng phân vào luồng vàng hoặc đỏ)
Giám định thương mại
Trong hoạt động thương mại, nguyên phụ liệu may mặc từ khi sản xuất ra đến khi được chuyển tới tay người mua, người tiêu dùng, đều phải trải qua nhiều khâu (vận chuyển, giao nhận, bảo quản…), không thể tránh khỏi rủi ro, sai sót, tổn thất…dẫn đến tranh chấp giữa các bên liên quan tham gia hợp đồng mua bán về: thời gian, địa điểm giao hàng, chuyển quyền sở hữu, rủi ro đối với hàng hóa….
Một số tranh chấp thường gặp là:
- Sai sót về số lượng, khối lượng, phẩm chất, bao bì, giá trị hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ, chủng loại hàng hóa, tình trạng, độ an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh, và các nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng. (giám định theo hợp đồng thương mại)
- Các tổn thất và nguyên nhân dẫn đến tổn thất, phân chia trách nhiệm, mức đền bù của các bên liên quan khi hàng hóa bị tổn thất; (giám định tổn thất phục vụ bảo hiểm)
Để trực tiếp phòng ngừa và có cơ sở pháp lý giải quyết các tranh chấp xảy ra một cách nhanh chóng khi hàng hóa bị sai hỏng, thiếu, mất, tổn thất…, các bên ký kết thường đưa vào hợp đồng thương mại điều khoản chỉ định một tổ chức giám định độc lập, trung lập, có đủ năng lực/uy tín để tiến hành kiểm tra và cấp kết quả về sự phù hợp về chất lượng hàng hóa, số lượng, khối lượng so với hợp đồng đã ký.
Bước 3: Thông quan lô hàng, thanh lý tờ khai
Quý khách hàng cần tư vấn về các dịch vụ: chứng nhận, giám định, khử trùng, thí nghiệm, lashing – chằng buộc
vui lòng liên qua số hotline 0789123102 để được phục vụ.
Các giải pháp của IFIC – Giám Định Khử Trùng Quốc Tế giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- hạn chế rủi ro phát sinh chi phí, nâng cao uy tín trong hoạt động thương mại
- đáp ứng các yêu cầu của cơ quan chức năng trong hoạt động kiểm tra chất lượng hàng hoá
- là tổ chức giám định độc lập được chỉ định kiểm tra theo hợp đồng thương mại và L/C theo yêu cầu: chủ hàng, ngân hàng, đơn vị vận chuyển,…