Thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị dây chuyền công nghệ

Thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị dây chuyền công nghệ

Máy móc, thiết bị, dây chuyền là những tài sản hữu hình, được sử dụng để sản xuất, tạo ra sản phẩm nhất định cho người chủ sở hữu. Máy móc, thiết bị là một kết cấu hoàn chỉnh, gồm các chi tiết, cụm chi tiết, bộ phận có liên kết với nhau để vận hành, chuyển động theo mục đích sử dụng được thiết kế.

Dây chuyền là hệ thống các máy móc, thiết bị, công cụ, phương tiện được bố trí lắp đặt, kết nối liên hoàn tại một địa điểm nhất định theo sơ đồ, quy trình công nghệ đã thiết kế, bảo đảm vận hành đồng bộ để sản xuất. Để phục vụ cho nhu cầu sản xuất, doanh nghiệp bạn cần nhập khẩu một số máy móc thiết bị từ nước ngoài.

Để xác định đúng về chính sách, thủ tục nhập khẩu, đầu tiên cần xác định mã số HS của mặt hàng.

Mã HS của máy móc, dây chuyền, thiết bị

Máy móc, dây chuyền, thiết bị có mã HS thuộc Chương 84

Thuế nhập khẩu máy móc, dây chuyền, thiết bị

Khi nhập khẩu máy móc, dây chuyền, thiết bị Doanh nghiệp cần phải đóng các khoản thuế như sau:

  • Thuế VAT 10%
  • Thuế nhập khẩu thông thường 5%
  • Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0-3%

Thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị đã qua sử dụng

Điều kiện nhập khẩu

Tuổi đời thiết bị không được vượt quá 10 năm. Tuổi của các thiết bị cũ nhập khẩu đã được quy định rõ tại Phụ lục I của Quyết định 18/2018/QĐ-TTg. Theo đó:

Tuổi thiết bị = Năm nhập khẩu – Năm sản xuất.

Trong trường hợp tuổi của máy móc đã vượt quá số năm trong quy định nhưng hiệu suất làm viêc vẫn đạt ít nhất là 85% so với hiệu suất ban đầu và doanh nghiệp đang tiến hành hoạt động sản xuất trong nước thì vẫn được nhập khẩu.

Các loại máy móc được sản xuất theo quy chuẩn sau

+ Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn và mức tiêu thụ năng lượng, bảo vệ môi trường.

+ Nếu như không có tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến máy móc, thiết bị bắt buộc phải được sản xuất theo chỉ tiêu kỹ thuật của tiêu chuẩn quốc gia hoặc đáp ứng tiêu chuẩn của các nước là thành viên của khối G7

+ Mức tiêu hao nguyên, vật liệu, năng lượng không vượt quá 15% so với thiết kế.

+ Công nghệ của dây chuyền công nghệ không thuộc Danh mục công nghệ cấm chuyển giao, Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao quy định tại Nghị định số 76/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ.

Hồ sơ cần có để nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền đã qua sử dụng

+ Hồ sơ nhập khẩu theo quy đinh của Luật Hải quan.

+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, có đóng dấu của doanh nghiệp.

+ Giấy xác nhận của nhà sản xuất máy móc, có nêu rõ năm sản xuất và tiêu chuẩn của thiết bị, máy móc.

+ Nếu như trong trường hợp máy móc đã có số tuổi vượt mức quy định nhưng vẫn có hiệu suất trên 85% thì doanh nghiệp cần nộp thêm văn bản chấp thuận việc nhập khẩu máy móc cũ của Bộ Khoa học và Công nghệ.

Thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị dây chuyền công nghệ
Thủ tục nhập khẩu máy móc thiết bị dây chuyền công nghệ

Chứng thư giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng

  1. Chứng thư giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng quy định tại Quyết định này phải thể hiện các nội dung sau:
  2. a) Tên, năm sản xuất, nhãn hiệu, số hiệu, kiểu loại (model), nước sản xuất và tên nhà sản xuất của máy móc, thiết bị đã qua sử dụng;
  3. b) Thời gian, địa điểm giám định;
  4. c) Tình trạng máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ khi giám định (đang hoạt động hoặc không hoạt động);

Hiệu lực của chứng thư giám định được chấp nhận xem xét khi thực hiện các quy định trong Quyết định này:

  1. a) Đối với giám định dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng, không quá 18 tháng tính từ thời điểm cấp chứng thư đến thời điểm dây chuyền công nghệ về đến cửa khẩu Việt Nam;
  2. b) Đối với giám định máy móc, thiết bị đã qua sử dụng, không quá 06 tháng tính từ thời điểm cấp chứng thư đến thời điểm máy móc, thiết bị về đến cửa khẩu Việt Nam.

Hồ sơ, trình tự thủ tục chỉ định tổ chức giám định máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ đã qua sử dụng

Hồ sơ đăng ký và trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức giám định trong nước thực hiện theo quy định tại Điều 18b, 18d Nghị định số 132/2008/NĐ-CP

Hồ sơ đăng ký chỉ định tổ chức giám định nước ngoài

Tổ chức thực hiện:

Bộ khoa học và công nghệ

Thủ tục nhập khẩu máy móc, thiết bị chưa qua sử dụng:

Máy móc, thiết bị, dây chuyền chưa qua sử dụng là các loại máy móc, thiết bị, dây chuyền chưa đi vào vận hành, khai thác; có tem mác đầy đủ, chưa qua sử dụng lần nào và có năm xuất xưởng không quá lâu.

Kiểm tra chất lượng đối với việc nhập khẩu máy móc, thiết bị, dây chuyền

Không phải tất cả các loại máy móc, thiết bị, dây chuyền đều được yêu cầu kiểm tra chất lượng trước khi nhập khẩu. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần theo dõi sát các thông tin, nghị định để biết chính xác mặt hàng đang nhập khẩu có nằm trong danh mục phải kiểm tra chất lượng hay không.

Bộ hồ sơ để thực hiện kiểm tra chất lượng thường bao gồm:

+ Hợp đồng mua bán (Sales Contract);

+ Bản liệt kê hàng hóa, đóng gói (Packing List);

+ Hóa đơn thương mại (Invoice);

+ Vận đơn (B/L);

+ Các chứng thư chất lượng;

+ Bản giới thiệu, thuyết minh, các tài liệu kỹ thuật theo yêu cầu của tiêu chuẩn kiểm tra;

+Bản đăng ký kiểm tra chất lượng;

+ Bản sao chứng chỉ chất lượng có chứng thực, tài liệu kỹ thuật khác liên quan.

Quy trình đánh giá hợp quy thiết bị

Quy trình đánh giá hợp quy máy móc, thiết bị sẽ trải qua 6 bước:

Bước 1: Đăng ký chứng nhận hợp quy sản phẩm tại tổ chức chứng nhận sự phù hợp có thẩm quyền;

Bước 2: Tổ chức sẽ cử các chuyên gia chứng nhận xuống cơ sở đăng ký của doanh nghiệp để tiến hành đánh giá ban đầu về các điều kiện;

Bước 3: Sau khi lấy mẫu, các chuyên gia sẽ tiến hành phân tích và đánh giá kết quả thử nghiệm;

Bước 4: Báo cáo đánh giá thiết bị, sản phẩm;

Bước 5: Cấp giấy chứng nhận: Căn cứ vào kết quả thử nghiệm và đánh giá, nếu sản phẩm đáp ứng được các quy chuẩn kỹ thuật tương ứng thì sản phẩm đó sẽ được cấp giấy chứng nhận hợp quy cùng dấu hợp quy.

Bước 6: Đánh giá, giám sát sản phẩm định kỳ hàng năm (định kỳ 9 – 12 tháng/ 1 lần).

Kiểm định các máy móc, thiết bị, dây chuyền

Kiểm định lần đầu

Trước khi xuất xưởng đi vào hoạt động đều phải tiến hành kiểm định đối với các thiết bị, vật tư có yêu cầu về an toan lao động sau khi được chế tác, lần kiểm định này được gọi là kiểm định lần đầu. Qua giai đoạn kiểm định chúng ta mới thẩm định xem những đối tượng này có đủ điều kiện làm cho việc an toàn hay không.

Những bước tiến hành kiểm định thế nào còn tùy thuộc vào từng loại thiết bị mà chúng ta sử dụng những máy móc, công cụ hỗ trợ cụ thể và áp dụng 1 trật tự kiểm định cụ thể.

Kiểm định định kỳ

Sau khi kiểm định lần đầu hết hiệu lực thì các lần kiểm định tiếp theo được gọi là kiểm định định kỳ, bình thường thời kì gia hạn của kiểm định định kỳ sẽ ít hơn so có kiểm định lần đầu.

Kiểm định bất thường

Kiểm định thất thường là trường hợp lúc kiểm định lần đầu hay kiểm định định kỳ vẫn còn hiệu lực mà ta phải tiến hành kiểm định lại thì đó gọi là kiểm định bất thường.

Hồ sơ cần chuẩn bị khi thực hiện kiểm định thiết bị

Thành phần hồ sơ được quy định theo từng đối tượng cụ thể tại quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động tương ứng; bao gồm các loại như sau:

– Đối với kiểm định lần đầu: Lý lịch của thiết bị; Hồ sơ xuất xưởng; Các báo cáo kết quả hiệu chuẩn thiết bị đo lường; biên bản kiểm tra tiếp đất, chống sét, thiết bị bảo vệ (nếu có); Hồ sơ lắp đặt; Tính toán sức bền các bộ phận chịu lực (nếu có); Hướng dẫn lắp đặt và vận hành an toàn; Giấy chứng nhận hợp quy do tổ chức được chỉ định cấp theo quy định.

– Đối với kiểm định định kì: Lý lịch; biên bản kiểm định và Giấy chứng nhận kết quả kiểm định lần trước; Hồ sơ về quản lý sử dụng, vận hành, bảo dưỡng; biên bản thanh tra, kiểm tra (nếu có);

– Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường: Hồ sơ như trường hợp kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ và kiểm tra bổ sung các hồ sơ khác quy định trong các trường hợp sau đây:

+ Trường hợp sửa chữa, cải tạo, nâng cấp: Hồ sơ sửa chữa, cải tạo, nâng cấp; biên bản nghiệm thu sau sửa chữa, cải tạo, nâng cấp.

+ Trường hợp thay đổi vị trí lắp đặt: Hồ sơ lắp đặt

Thời hạn thực hiện kiểm định máy móc thiết bị

Thời hạn kiểm định của các máy móc, thiết bị phụ thuộc vào từng đối tượng và trạng thái trong quá trình sử dụng, bảo trì bảo dưỡng.

Thời hạn kiểm định của các thiết bị sẽ khác nhau, có thiết bị thì 3 năm/1 lần. Có thiết bị thì 2 năm/1 lần và có thiết bị là 1 năm/1 lần.

Thủ tục khai báo hải quan khi nhập khẩu máy móc, dây chuyền, thiết bị:

+ Đơn đăng ký giám hộ độ tuổi của thiết bị, máy móc nhập khẩu,

+ Commercial Invoice

+ Packing list

+ Bill of lading

+ Tờ khai hải quan hàng nhập

+ Hóa đơn cước vận chuyển đường biển

+ Giấy minh chứng thiết bị chưa sử dụng 10 năm, nếu hải quan cần

+ Để được hưởng ưu đãi về thuế nhập khẩu thì cần chứng nhận xuất xứ.

Doanh nghiệp phải bổ sung 01 bộ hồ sơ ngoài hồ sơ nhập khẩu theo quy định của Luật Hải quan, bao gồm:

+ Đối với thiết bị đã qua sử dụng của dự án mua lại theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư này: Nhập khẩu vào Sổ đăng ký dự án phải nhập khẩu 01 thiết bị đã qua sử dụng ban đầu và 01 bản sao hợp lệ Quyết định chủ trương đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

+ Trong những trường hợp đó, máy móc đã qua sử dụng được nhập khẩu (ví dụ như trường hợp được phép đầu tư theo quyết định chủ trương đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được cấp theo quy định của Luật Đầu tư).

Sau khi chuẩn bị bộ hồ sơ hải quan nhập khẩu đầy đủ, bạn tiến hành nộp hồ sơ và tờ khai cho cơ quan Hải quan. Tiếp đó, cơ quan Hải quan sẽ tiếp nhận, xử lý, kiểm tra và trả kết quả phân luồng tờ khai. Thông thường sẽ có 3 luồng:

  • Tờ khai luồng xanh: Hồ sơ và hàng hóa hợp lệ, có thể thông quan.
  • Tờ khai luồng vàng: Hàng chưa được thông quan và phải tiến hành kiểm tra hồ sơ thực tế.
  • Tờ khai luồng đỏ: Hàng chưa được thông quan và phải tiến hành kiểm tra hồ sơ và thực tế hàng hóa.

Giám định thương mại

Trong hoạt động thương mại, máy móc, dây chuyền, thiết bị từ khi sản xuất ra đến khi được chuyển tới tay người mua/người tiêu dùng, đều phải trải qua nhiều khâu (vận chuyển, giao nhận, bảo quản…), không thể tránh khỏi rủi ro, sai sót, tổn thất…dẫn đến tranh chấp giữa các bên liên quan tham gia hợp đồng mua/bán.

Một số tranh chấp thường gặp là:

  • Sai sót về số lượng, khối lượng, phẩm chất, bao bì, giá trị hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ, chủng loại hàng hóa, tình trạng, độ an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh, và các nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng. (giám định theo hợp đồng thương mại)
  • Các tổn thất và nguyên nhân dẫn đến tổn thất, phân chia trách nhiệm, mức đền bù của các bên liên quan khi hàng hóa bị tổn thất; (giám định tổn thất phục vụ bảo hiểm)

Thời gian, địa điểm giao hàng, chuyển quyền sở hữu, rủi ro đối với hàng hóa…Để trực tiếp phòng ngừa và có cơ sở pháp lý giải quyết các tranh chấp xảy ra một cách nhanh chóng khi hàng hóa bị sai hỏng, thiếu, mất, tổn thất…, các bên  ký kết thường đưa vào hợp đồng thương mại điều khoản chỉ định một tổ chức giám định độc lập, trung lập, có đủ năng lực/uy tín để tiến hành kiểm tra và cấp kết quả về sự phù hợp về chất lượng hàng hóa, số lượng, khối lượng so với hợp đồng đã ký.

Quý khách hàng cần tư vấn về các dịch vụ: chứng nhận, giám định, khử trùng, thí nghiệm, lashing – chằng buộc

vui lòng liên qua số hotline  0789123102 để được phục vụ.

Các giải pháp của IFIC – Giám Định Khử Trùng Quốc Tế giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

  1. hạn chế rủi ro phát sinh chi phí, nâng cao uy tín trong hoạt động thương mại
  2. đáp ứng các yêu cầu của cơ quan chức năng trong hoạt động kiểm tra chất lượng hàng hoá
  3. là tổ chức giám định độc lập được chỉ định kiểm tra theo hợp đồng thương mại và L/C theo yêu cầu: chủ hàng, ngân hàng, đơn vị vận chuyển,…