Hóa chất là mặt hàng nhập khẩu rất đặc biệt, và được kiểm soát bởi quy định khắt khe khi nhập khẩu.
Trong hóa học, hóa chất hoặc chất hóa học là một dạng của vật chất mà có hợp chất và đặc tính hóa học không đổi. Không thể tách nó ra thành những thành phần nhỏ hơn bằng các phương pháp tách vật lý mà không làm bẻ gãy các liên kết hóa học.
Hóa chất có các trạng thái khí, lỏng, rắn và plasma.
Để xác định đúng về chính sách, thủ tục nhập khẩu, đầu tiên cần xác định mã số H S của mặt hàng.
MÃ HS của mặt hàng các loại hóa chất nằm trong chương 28 – Hoá chất vô cơ; các hợp chất vô cơ hay hữu cơ của kim loại quý, kim loại đất hiếm, các nguyên tố phóng xạ hoặc các chất đồng vị.
MÃ HS HÓA CHẤT
- 28043000: Nitơ
- 28044000: Oxy
- 28011000: Clo
- 28013000: Flo, brom
- 28051100: Natri
- 28091000: Diphospho pentaoxit
- 28183000: Nhôm hydroxit
- 29012100: Etylen
- 28080000: Axit nitric; axit sulphonitric
- 29291090: hợp chất chứa nitơ
- 29270010: azodicarbonamide
Khi làm thủ tục nhập khẩu hóa chất, các doanh nghiệp cần đặc biệt lưu ý các quy định mới nhất tại Nghị định 113/2017/NĐ-CP.
Các bước thực hiện
- Bước 1: Trước khi nhập hàng về check mã CAS
- Bước 2: Hàng về đến cảng khai báo hóa chất
- Bước 3: In xác nhận đã khai báo hóa chất mang ra cảng làm thủ tục hải quan
- Bước 4: Thông quan hàng hóa.
Các loại hóa chất bắt buộc phải khai báo qua cổng thông tin một cửa quốc gia
Tại Khoản 1 Điều 27 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP quy định: “Tổ chức, cá nhân nhập khẩu hóa chất phải khai báo có trách nhiệm thực hiện khai báo hóa chất nhập khẩu trước khi thông quan qua Cổng thông tin một cửa quốc gia”.
Những hóa chất cần khai báo là những loại hàng thuộc Danh mục hóa chất phải khai báo tại Phụ lục V Nghị định số 113/2017/NĐ-CP.
- Để tra cứu, cần căn cứ vào mã CAS của hóa chất đó. Sau đó, tra cứu ngay ở Nghị định 113 xem có nằm ở Phụ lục V hay không.
- Mỗi loại hóa chất cần có MSDS (Material Safety Data Sheet) – Bảng chỉ dẫn an toàn hóa chất, là một dạng văn bản chứa các dữ liệu liên quan đến các thuộc tính của một hóa chất cụ thể nào đó. Trong bản MSDS sẽ có mã CAS của từng thành phần hóa chất.
: Hợp đồng, hóa đơn thương mại, packing list, vận đơn, MSDS
Các trường hợp miễn trừ khai báo hóa chất
Theo Điều 28 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP các trường hợp dưới đây khi nhập khẩu hóa chất được miễn trừ khai báo:
- Hóa chất được sản xuất, nhập khẩu phục vụ an ninh, quốc phòng, ứng phó các sự cố thiên tai, dịch bệnh khẩn cấp.
- Hóa chất là tiền chất ma túy, tiền chất thuốc nổ, vật liệu nổ công nghiệp và hóa chất bảng đã được cấp phép sản xuất, nhập khẩu.
- Hóa chất nhập khẩu dưới 10 kg/một lần nhập khẩu. Trường hợp miễn trừ nêu tại điểm này không áp dụng đối với các hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp.
- Hóa chất là nguyên liệu sản xuất thuốc đã có Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam, nguyên liệu sản xuất thuốc là dược chất để sản xuất theo hồ sơ đăng ký thuốc đã có Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành thuốc tại Việt Nam.
- Hóa chất là nguyên liệu sản xuất thuốc bảo vệ thực vật đã có Giấy chứng nhận đăng ký thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam.
Hồ sơ khai thủ tục nhập khẩu hoá chất
Theo Điều 27 của Nghị định 113/2017/NĐ-CP, sau khi đăng ký tài khoản thành công trên hệ thống một cửa Quốc gia, Doanh nghiệp cần chuẩn bị một số giấy tờ chính bao gồm:
- Bản khai báo hóa chất (theo mẫu);
- Hóa đơn mua, bán hóa chất (Invoice, packing list);
- Phiếu an toàn hóa chất bằng tiếng Việt;
- Trường hợp đối với mặt hàng phi thương mại không có hóa đơn mua, bán hóa chất, tổ chức, cá nhân khai báo hóa chất có thể sử dụng giấy báo hàng về cảng thay cho hóa đơn thương mại.
Sau khi đã khai khai báo hóa chất xong sẽ tiến hành làm thủ tục thông quan hàng hóa bình thường như đối với các lô hàng khác
Bộ hồ sơ thủ tục nhập khẩu hoá chất bao gồm
- Giấy xác nhận đã khai báo hóa chất (tải trên một cửa)
- Invoice, Packing list
- Bill of lading
- Tờ khai hải quan
- C/O (nếu có)
Quý khách hàng cần tư vấn về các dịch vụ: chứng nhận, giám định, khử trùng, thí nghiệm, lashing – chằng buộc
vui lòng liên qua số hotline 0789123102 để được phục vụ.
Các giải pháp của IFIC – Giám Định Khử Trùng Quốc Tế giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- hạn chế rủi ro phát sinh chi phí, nâng cao uy tín trong hoạt động thương mại
- đáp ứng các yêu cầu của cơ quan chức năng trong hoạt động kiểm tra chất lượng hàng hoá
- là tổ chức giám định độc lập được chỉ định kiểm tra theo hợp đồng thương mại và L/C theo yêu cầu: chủ hàng, ngân hàng, đơn vị vận chuyển,…