Giày dép hiện là mặt hàng hot được nhiều cá nhân, doanh nghiệp lựa chọn nhập khẩu về Việt Nam. Bởi đây là sản phẩm đang được tiêu thụ mạnh tại thị trường trong nước.
MÃ HS GIÀY DÉP
Mặt hàng giày dép thuộc chương 64 – GIÀY, DÉP, GHỆT VÀ CÁC SẢN PHẨM TƯƠNG TỰ; CÁC BỘ PHẬN CỦA CÁC SẢN PHẨM TRÊN.
- Nhóm 6401: Giày, dép không thấm nước có đế ngoài và mũ giày bằng cao su hoặc plastic, mũ giày, dép không gắn hoặc lắp ghép với đế bằng cách khâu, tán đinh, xoáy ốc, cắm đế hoặc các cách tương tự.
- Nhóm 6402: Các loại giày, dép khác có đế ngoài và mũ giày bằng cao su hoặc plastic.
- Nhóm 6403: Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng da thuộc.
- Nhóm 6404: Giày, dép có đế ngoài bằng cao su, plastic, da thuộc hoặc da tổng hợp và mũ giày bằng vật liệu dệt.
- Nhóm 6405: Giày, dép khác.
Việc xác định chi tiết mã HS của một mặt hàng cần phải căn cứ vào tính chất, thành phần cấu tạo… của hàng hóa thực tế.
THUẾ NHẬP KHẨU GIÀY DÉP
Về chính sách thuế, khi nhập khẩu mặt hàng giày dép bạn phải nộp hai loại thuế là thuế nhập khẩu và thuế giá trị gia tăng (VAT). Đây là hai loại thuế bắt buộc phải nộp khi nhập khẩu giày dép về nước.
Mức thuế cụ thể phải nộp cho mặt hàng này cần xác định cụ thể thông qua mã HS của hàng hóa đó. Do đó, bạn cần phải áp đúng mã HS cho sản phẩm thực tế nhập khẩu về.
Tuy nhiên, để doanh nghiệp được hưởng mức thuế NK thấp nhất, doanh nghiệp cần yêu cầu nhà xuất khẩu cung cấp C/O của lô hàng để được hưởng thuế nhập khẩu ưu đãi theo các hiệp định kinh tế.
THỦ TỤC NHẬP KHẨU GIÀY DÉP
Khi nhập khẩu mặt hàng giày dép về Việt Nam doanh nghiệp cần chú ý:
- Giày dép nhập khẩu được làm từ chất liệu thông thường, không phải da thật thì doanh nghiệp nhập khẩu như hàng hóa thông thường.
- Đối với giày dép được làm từ da thật (da động vật) thì khi nhập khẩu phải kiểm tra loại da đó có thuộc danh mục CITES hay không.
- Đối với giày dép cũ không còn mới 100%, không được phép nhập khẩu.
- Đối với giày dép thuộc các thương hiệu nổi tiếng như Nike, Adidas, Puma, Converse, LV, Gucci,… khi nhập khẩu bắt buộc phải xin giấy phép nhập khẩu.
Theo thông tư QCVN 01:2017/BCT, bắt đầu từ ngày 01/05/2018. Các sản phẩm dệt may trước khi đưa ra thị trường phải được công bố hợp quy theo quy chuẩn QCVN 01:2017/BCT về mức giới hạn hàm lượng Formaldehyt và Amin thơm chuyển hóa từ thuốc nhuộm Azo trong sản phẩm dệt may.
Chứng nhận hợp quy giày thuộc mã hàng 6404.11 là các sản phẩm “Giày, dép thể thao, giày tennis, giày bóng rổ, giày thể thao, giày luyện tập và các loại tương tự” nằm trong Phụ lục I của QCVN 01:2017/BCT.

Các bước chứng nhận hợp quy đối với giày thể thao nhập khẩu
- Đăng ký chứng nhận hợp quy sản phẩm tại tổ chức chứng nhận có thẩm quyền.
- Tổ chức sẽ cử các chuyên gia tiến hành lấy mẫu thử nghiệm phương thức 7
- Sau khi lấy mẫu, các chuyên gia sẽ tiến hành phân tích và đánh giá kết quả thử nghiệm.
- Báo cáo đánh giá.
- Cấp giấy chứng nhận hợp quy giày (nếu kết quả kiểm nghiệm đạt yêu cầu).
Công bố hợp quy giày tại Sở Công thương
- Hồ sơ công bố hợp quy theo quy định tại Khoản 1, Điều 14, Thông tư số 28/2021/TT BKHCN
- Bản công bố hợp quy (theo mẫu số 01, Phụ lục IV của QCVN 01:2017/BCT).
- Bản sao giấy đăng ký kinh doanh.
- Bản gốc tiêu chuẩn cơ sở.
- Bản sao quyết định chứng nhận hợp quy và chứng chỉ hợp quy.
- Bản sao kết quả thử nghiệm phục vụ chứng nhận hợp quy.
- Quyết định chỉ định tổ chức chứng nhận hợp quy sản phẩm.
- Bản QCVN 01:2017/BCT được sử dụng làm căn cứ chứng nhận.
- Nộp hồ sơ lên Sở Công thương.
Hồ sơ hải quan nhập khẩu giày dép
theo khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT–BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC).
Bộ hồ sơ cơ bản gồm:
- Tờ khai hải quan nhập khẩu
- Commercial Invoice (hóa đơn thương mại)
- Bill of Lading
- C/O nếu có
- Các chứng từ khác (nếu có)
GIÁM ĐỊNH THƯƠNG MẠI
Trong hoạt động thương mại, giày dép từ khi sản xuất ra đến khi được chuyển tới tay người mua, người tiêu dùng, đều phải trải qua nhiều khâu (vận chuyển, giao nhận, bảo quản…), không thể tránh khỏi rủi ro, sai sót, tổn thất…dẫn đến tranh chấp giữa các bên liên quan tham gia hợp đồng mua bán về: thời gian, địa điểm giao hàng, chuyển quyền sở hữu, rủi ro đối với hàng hóa….
Một số tranh chấp thường gặp là:
- Sai sót về số lượng, khối lượng, phẩm chất, bao bì, giá trị hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ, chủng loại hàng hóa, tình trạng, độ an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh, và các nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng. (giám định theo hợp đồng thương mại)
- Các tổn thất và nguyên nhân dẫn đến tổn thất, phân chia trách nhiệm, mức đền bù của các bên liên quan khi hàng hóa bị tổn thất; (giám định tổn thất phục vụ bảo hiểm)
Để trực tiếp phòng ngừa và có cơ sở pháp lý giải quyết các tranh chấp xảy ra một cách nhanh chóng khi hàng hóa bị sai hỏng, thiếu, mất, tổn thất…, các bên ký kết thường đưa vào hợp đồng thương mại điều khoản chỉ định một tổ chức giám định độc lập, trung lập, có đủ năng lực/uy tín để tiến hành kiểm tra và cấp kết quả về sự phù hợp về chất lượng hàng hóa, số lượng, khối lượng so với hợp đồng đã ký.
Quý khách hàng cần tư vấn về các dịch vụ: chứng nhận, giám định, khử trùng, thí nghiệm, lashing – chằng buộc
vui lòng liên qua số hotline 094 998 33 75 để được phục vụ.
Các giải pháp của IFIC – Giám Định Khử Trùng Quốc Tế giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- hạn chế rủi ro phát sinh chi phí, nâng cao uy tín trong hoạt động thương mại
- đáp ứng các yêu cầu của cơ quan chức năng trong hoạt động kiểm tra chất lượng hàng hoá
- là tổ chức giám định độc lập được chỉ định kiểm tra theo hợp đồng thương mại và L/C theo yêu cầu: chủ hàng, ngân hàng, đơn vị vận chuyển,…