Thủ tục nhập khẩu điện thoại di động

Thủ tục nhập khẩu điện thoại di động

Điện thoại thông minh (hay còn gọi là smart phone) là loại điện thoại tiên tiến nhất trên thị trường. Ngoài việc đáp ứng các chức năng cơ bản để truyền dữ liệu cuộc gọi (thoại) và tin nhắn SMS qua mạng thông tin di động còn đáp ứng được các nhu cầu giải trí khác nhau như chụp ảnh, giải trí qua internet, mạng xã hội, phục vụ tốt nhu cầu công việc, thậm chí có thể sử dụng như một máy tính mini với phụ kiện riêng, hoặc dùng để chơi game qua mạng. Để xác định đúng về chính sách, thủ tục nhập khẩu, đầu tiên cần xác định mã số HS của mặt hàng.

Mã HS của điện thoại di động

Điện thoại di động có mã HS thuộc Chương 85.Và Nhóm 8517

Thuế nhập khẩu Điện thoại di động

Khi nhập khẩu Điện thoại di động Doanh nghiệp cần phải đóng các khoản thuế như sau:

  • Thuế VAT 10%
  • Thuế nhập khẩu thông thường 5%
  • Thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0%

Các bước nhập khẩu điện thoại

Kiểm tra điều kiện nhập khẩu

Điện thoại mới

Điện thoại di động không nằm trong danh mục hàng hóa nhập khẩu theo giấy phép thuộc sự quản lý của Bộ thông tin truyền thông (theo mục V phụ lục III nghị định 69/2018/NĐ-CP). Nhờ đó mà doanh nghiệp nhập khẩu Iphone chỉ cần tiến hành các thủ tục hải quan thông thường là có thể tiến hành nhập khẩu (kê khai, kiểm nghiệm,….)

Điện thoại đã qua sử dụng

Điện thoại di động cũ (đã qua sử dụng) thuộc danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu vào Việt Nam theo thông tư 11/2018/TT-BTTTT CÔNG BỐ CHI TIẾT DANH MỤC SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐÃ QUA SỬ DỤNG CẤM NHẬP KHẨU KÈM THEO MÃ SỐ HS, nên tất cả các mặt hàng điện thoại di động đã qua sử dụng được đem về Việt Nam sau thời gian này đều là bất hợp pháp.

Tuy nhiên, Căn cứ công văn số 20/BTTTT-CNTT ngày 04/01/2015 của Bộ Thông tin và truyền thông và Thông tư 11/2012/TT-BTTTT ngày 17/07/2012 của Bộ Thông tin truyền thông thì mặt hàng Máy tính xách tay, máy tính bảng, điện thoại di động thông minh (smart phone) và màn hình, máy thu hình IP, dạng LED/OLED có thời hạn kể từ ngày sản xuất đến ngày mở Tờ khai Hải quan không quá 01 năm. thì được phép nhập khẩu

Thủ tục nhập khẩu điện thoại di động
Thủ tục nhập khẩu điện thoại di động

Đo kiểm sản phẩm (đo kiểm các tồn số thu phát sóng)

Việc đầu tiên bạn phải làm là chuẩn bị một bộ hồ sơ đo kiểm hợp lệ và một vài sản phẩm mẫu mà bạn dự định nhập

Sau đó đem tới Trung tâm kiểm định để tiến hành đo kiểm.

các loại đơn vị đo kiểm sau:

– Đơn vị đo kiểm được chỉ định;

– Đơn vị đo kiểm được thừa nhận;

– Đơn vị đo kiểm được công nhận.

Bước này nhằm kiểm tra xem điện thoại của bạn có phù hợp với quy chuẩn của Việt Nam hay không? Dựa vào kết quả đo kiểm này, trung tâm kiểm định sẽ quyết định cấp hoặc không cấp giấy chứng nhận hợp quy cho sản phẩm nếu kết quả không đạt yêu cầu. Dưới đây là các bước thực hiện:

Hồ sơ gồm:

– Phiếu yêu cầu do khám

– Mẫu sản phẩm (mỗi loại điện thoại 3 mẫu)

– Tài liệu kỹ thuật thông số kỹ thuật, sách hướng dẫn (bản sao)

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ đo kiểm & mẫu sản phẩm, bạn đem tới trung tâm kiểm định để đo kiểm về tần số thu phát sóng.

Các tiêu chí kiểm nghiệm điện thoại di động:

1. Đánh giá chất lượng hình ảnh (Image Quality Lab)

Giai đoạn đánh giá định lượng đo lường một loạt các tiêu chí bao gồm độ sáng, độ trong của màu sắc và độ nhiễu của hình ảnh. Sử dụng các nguồn ánh sáng có cường độ khác nhau, và một loạt các điều kiện được mô phỏng. Các bức ảnh được chụp và những hình ảnh này được đánh giá thông qua một chương trình đánh giá chuyên nghiệp và nghiêm ngặt các thông số kỹ thuật của máy ảnh.

2. Thử nghiệm âm thanh (Acoustic Lab)

Nhạc chuông, âm nhạc và cuộc gọi thoại chỉ là một phần âm thanh đa dạng mà điện thoại thông minh sẽ phải thực hiện. Để đảm bảo chất lượng trên tất cả các loại âm thanh, các thiết bị được thử nghiệm trong hai buồng thử nghiệm NVH khác nhau.

3. Thử nghiệm nhiệt độ (Heat Lab)

Khi thử nghiệm nhiệt độ điện thoại thông minh, nhóm thử nghiệm tái tạo, mô phỏng các điều kiện sử dụng, chẳng hạn như chơi các trò chơi đòi hỏi cấu hình kỹ thuật cao và sử dụng các ứng dụng tiêu tốn nhiều tài nguyên, đồng thời đo mức nhiệt của thiết bị bằng máy ảnh nhiệt. Bài thử nghiệm kiểm tra giám sát cả vị trí và mức độ nhiệt được tạo ra. Kết quả của bài thử nghiệm sẽ được gửi lại cho nhóm phát triển để họ điều chỉnh thiết kế cho phù hợp.

4. Thử nghiệm thả rơi tự do (Drop Test Lab)

Mỗi mẫu thử nghiệm được thả từ các độ cao khác nhau, ở các góc độ khác nhau và trên các loại bề mặt khác nhau, thường sẽ được thử lặp đi lặp lại để kiểm tra độ bền của thiết bị trước ứng suất do rơi và va chạm.

5. Thử nghiệm độ bền (Durability Lab)

Độ bền cũng được tiến hành qua các thử nghiệm lặp đi lặp lại, chẳng hạn như nhấn các nút, sử dụng giắc cắm tai nghe và mở khay thẻ SIM. Nhóm thử nghiệm có thể đo lường mức điện thoại thông minh có thể chịu được tải và áp lực của một người đang ngồi trên điện thoại khi được đặt ở trong túi.

6. Thử nghiệm chống nước xâm nhập IPx (Waterproof IPx Lab)

Các bài thử nghiệm bao gồm mô phỏng mưa, tia nước và nhấn chìm, mỗi thử nghiệm được xắp xếp theo chỉ số IP tương ứng. Ví dụ: một điện thoại thông minh được xếp hạng IPx8, có thể được sử dụng ngay cả khi nó bị ngập trong nước 1,5 mét trong 30 phút. Một số thiết bị được thiết kế để phù hợp để đeo khi bơi và yêu cầu các bài kiểm tra khác để đảm bảo rằng chúng đáp ứng tiêu chuẩn áp suất khí quyển 5ATM.

7. Thử nghiệm môi trường (Environmental Test Lab)

Phòng thử nghiệm sử dụng các tủ thử nghiệm môi trường khác nhau để thử nghiệm, với mức độ ẩm và nhiệt độ khác nhau, mô phỏng khí hậu trên khắp nơi trên Trái đất.

Thời gian trả kết quả là 7 ngày làm việc đối với điện thoại dạng thanh bàn phím khoảng 30 ngày làm việc đối với điện thoại màn hình cảm ứng.

Chứng nhận hợp quy

Hồ sơ gồm:

–   Giấy đề nghị chứng nhận hợp quy

–   Kết quả đo kiểm, thử nghiệm thiết bị

–   Tài liệu kỹ thuật của sản phẩm.

–   Hình ảnh thực tế của sản phẩm.

–   Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (có ngành nghề nhập khẩu).

–   Chứng nhận xuất xứ của nhà sản xuất

Thời gian trả kết quả: 10 ngày làm việc.

Công bố hợp quy

Hồ sơ gồm:

Căn cứ trên Giấy Chứng nhận hợp quy đã được cấp, Doanh nghiệp phải tiếp tục tiến hành các thủ tục Công bố hợp quy tại Cục Viễn Thông – Bộ Thông tin và Truyền thông.

– Mẫu công bố hợp quy (bản sao)

– Giấy chứng nhận hợp quy (bản sao)

– Tài liệu kỹ thuật thông số kỹ thuật, sách hướng dẫn (bản sao)

– Giấy Đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp (bản sao)

Thời gian trả kết quả: là 7 ngày làm việc.

Sau khi nhập hàng về, công ty phải dân nhân phụ và nhân hợp quy Cá mài được lưu thông hàng hóa ra thị trường. Hai nhân này có thể tách độc lập hoặc kết hợp chung; công ty đặt in hoặc tự in decal dàn lớn và hộp điện thoại ở vị trí không trùng với thông tin chính đã thể hiện trên hộp.

Giám định thương mại

Trong hoạt động thương mại, điện thoại di động từ khi sản xuất ra đến khi được chuyển tới tay người mua/người tiêu dùng, đều phải trải qua nhiều khâu (vận chuyển, giao nhận, bảo quản…), không thể tránh khỏi rủi ro, sai sót, tổn thất…dẫn đến tranh chấp giữa các bên liên quan tham gia hợp đồng mua/bán.

Một số tranh chấp thường gặp là:

  • Sai sót về số lượng, khối lượng, phẩm chất, bao bì, giá trị hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ, chủng loại hàng hóa, tình trạng, độ an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh, và các nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng. (giám định theo hợp đồng thương mại)
  • Các tổn thất và nguyên nhân dẫn đến tổn thất, phân chia trách nhiệm, mức đền bù của các bên liên quan khi hàng hóa bị tổn thất; (giám định tổn thất phục vụ bảo hiểm)

Thời gian, địa điểm giao hàng, chuyển quyền sở hữu, rủi ro đối với hàng hóa…Để trực tiếp phòng ngừa và có cơ sở pháp lý giải quyết các tranh chấp xảy ra một cách nhanh chóng khi hàng hóa bị sai hỏng, thiếu, mất, tổn thất…, các bên  ký kết thường đưa vào hợp đồng thương mại điều khoản chỉ định một tổ chức giám định độc lập, trung lập, có đủ năng lực/uy tín để tiến hành kiểm tra và cấp kết quả về sự phù hợp về chất lượng hàng hóa, số lượng, khối lượng so với hợp đồng đã ký.

Dán nhãn phụ & nhãn hợp quy

Người nhập khẩu có trách nhiệm dẫn nhân phụ bằng tiếng Việt (của nhà nhập khẩu) trên hàng hóa sau khi nhập khẩu về Việt Nam, trước khi bán cho bên thứ ba hoặc người tiêu dùng cuối cùng. (Điều này đồng nghĩa với việc nếu hàng hóa được nhập khẩu để người nhập khẩu tự sử dụng thì sẽ không cần phải ghi và dân nhân phụ bằng Tiếng Việt) Nếu nhân gốc không phải bằng tiếng Việt, người nhập khẩu phải làm nhân phụ bằng tiếng Việt bao gồm các nội dung dưới đây cho hàng hóa điện, điện tử

  1. a) Tên sản phẩm
  2. b) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa (người nhập khẩu)
  3. c) Nước xuất xứ (Sản xuất | lắp ráp tại..)
  4. d) Các nội dung khác liệt kê tại Phụ lục 1 Nghị định 111/2021ND-CP đối với mặt hàng điện, điện tử bao gồm:

– Năm sản xuất

– Thông số kỹ thuật

– Thông tin cảnh báo

– Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản,

– Với sản phẩm công nghệ thông tin được tân trang làm mối phải ghi rõ bằng tiếng Việt là sản phẩm tân trang làm mới hoặc bằng tiếng Anh có ý nghĩa tương đương

Sau khi nhập hàng về, công ty phải dán nhãn phụ, và nhãn hợp quy “CR” mới được phép lưu thông hàng hóa ra thị trường.

Hai nhãn này có thể tách độc lập hoặc kết hợp chung; công ty đặt in hoặc tự in decal dán lên vỏ hộp điện thoại ở vị trí không trùng với thông tin chính đã thể hiện trên hộp.

Quý khách hàng cần tư vấn về các dịch vụ: chứng nhận, giám định, khử trùng, thí nghiệm, lashing – chằng buộc

vui lòng liên qua số hotline  0789123102 để được phục vụ.

Các giải pháp của IFIC – Giám Định Khử Trùng Quốc Tế giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

  1. hạn chế rủi ro phát sinh chi phí, nâng cao uy tín trong hoạt động thương mại
  2. đáp ứng các yêu cầu của cơ quan chức năng trong hoạt động kiểm tra chất lượng hàng hoá
  3. là tổ chức giám định độc lập được chỉ định kiểm tra theo hợp đồng thương mại và L/C theo yêu cầu: chủ hàng, ngân hàng, đơn vị vận chuyển,…