Thủ tục nhập khẩu dầu nhớt (dầu nhờn)

Thủ tục nhập khẩu dầu nhớt (dầu nhờn)

Dầu bôi trơn hay còn được gọi là dầu nhờn hoặc dầu nhớt. Là loại dầu được dùng để bôi trơn cho hệ thống động cơ của máy móc hoạt động được trơn chu hơn. Dầu bôi trơn được chế tạo từ hỗn hợp dầu gốc kết hợp với các phụ gia.

Dầu nhờn động cơ đốt trong (sau đây gọi tắt là dầu nhờn động cơ): Là dầu nhờn được sử dụng cho động cơ đốt trong 4 kỳ và 2 kỳ, bao gồm:

  • Dầu gốc khoáng: Dầu được sản xuất có nguồn gốc từ dầu mỏ qua quá trình chưng cất và xử lý
  • Dầu tổng hợp: Dầu được tạo ra bằng các phản ứng hóa học từ các hợp chất ban đầu
  • Dầu bán tổng hợp: Sản phẩm pha trộn giữa dầu gốc khoáng và dầu tổng hợp

Việt Nam là một trong những quốc gia có lượng phương tiện giao thông rất lớn, cũng như nền sản xuất phát triển. Chính vì thế, đây là thị trường vô cùng tiềm năng đối với mặt hàng dầu bôi trơn nhập khẩu. Việt Nam nhập khẩu khá nhiều từ các nước Trung Đông, Châu Âu và Bắc Mỹ…

Mã HS này giúp doanh nghiệp nhập khẩu nắm được nghĩa vụ cần thực hiện, thủ tục nhập khẩu và chính sách áp dụng cho lô hàng.

Mã HS và thuế nhập khẩu

Mặt hàng dầu nhờn, dầu bôi trơn động cơ nằm trong nhóm 2710 và 3403.

Phân nhóm 2710: Đây là nhóm sản phẩm có nguồn gốc từ dầu mỏ, dầu đã qua chế biến nguồn gốc từ khoáng bi – tum. Trong đó giới hạn các mặt hàng này có chứa tối thiểu 70% hàm lượng dầu có nguồn gốc là dầu mỏ.

Thuế nhập khẩu cho các mặt hàng thuộc nhóm này dao động từ 5 đến 20%.

  • Cụ thể mã HS 27101943 cho mặt hàng dầu bôi trơn có thuế VAT là 10%, thuế nhập khẩu thông thường là 7.5%, thuế nhập khẩu ưu đãi là 5%.
  • Mã HS 27101944 cho mặt hàng dầu bôi trơn có thuế VAT là 10%, thuế nhập khẩu thông thường là 7.5%, thuế nhập khẩu ưu đãi là 5%.

Phân nhóm 3403: Nhóm này bao gồm các chế phẩm bôi trơn, các chế phẩm dùng tháo đai ốc, bu lông. Các chế phẩm dùng khi xử lý vật liệu da thuộc.

Thuế VAT và thuế suất nhập khẩu cho nhóm này là 10%.

Chứng nhận xuất xứ là chứng từ không bắt buộc phải có. Tuy nhiên, đây là chứng từ có ý nghĩa rất quan trọng để nhà nhập khẩu được hưởng mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi. Vì thế nhà nhập khẩu nên đàm phán và yêu cầu người bán hàng cung cấp chứng nhận xuất xứ.

Thuế nhập khẩu ưu đãi: 5%

  • Nếu nhập từ Trung Quốc có C/O Form E thì thuế NK 0%
  • Nếu nhập từ các nước Asean có CO form D là 0%
  • Nếu nhập từ Hàn Quốc có CO form AK & VK là 0%
  • Nếu nhập từ Nhật Bản có CO form AJ là 1% & VJ là 0%

Ngoài ra theo Nghị quyết 579/2018/UBTVQH14, các doanh nghiệp khi nhập khẩu mặt hàng dầu bôi trơn sẽ buộc phải nộp thuế bảo vệ môi trường.

Biểu thuế bảo vệ môi trường

TT Hàng hóa Đơn vị tính Mức thuế (đồng/đơn vị hàng hóa) Văn bản Ngày tháng
I Xăng, dầu, mỡ nhờn
1 Xăng, trừ etanol lít 2.000 30/2022/UBTVQH15 30/12/2022
2 Nhiên liệu bay lít 1.000 30/2022/UBTVQH15 30/12/2022
3 Dầu diesel lít 1.000 30/2022/UBTVQH15 30/12/2022
4 Dầu hỏa lít 600 30/2022/UBTVQH15 30/12/2022
5 Dầu mazut lít 1.000 30/2022/UBTVQH15 30/12/2022
6 Dầu nhờn lít 1.000 30/2022/UBTVQH15 30/12/2022
7 Mỡ nhờn kg 1.000 30/2022/UBTVQH15 30/12/2022

Các bước thực hiện nhập khẩu dầu nhớt (dầu nhờn)

  • Bước 1: đăng kí kiểm tra chất lượng dầu nhớt (dầu nhờn)
  • Bước 2: thực hiện mở tờ khai hải quan và đem hàng về kho bảo quản.
  • Bước 3: lấy mẫu đi kiểm tra, chứng nhận hợp quy, giám định dầu nhớt (dầu nhờn)
  • Bước 4: bổ sung kết quả kiểm tra cho nơi đăng kí kiểm tra chất lượng.
  • Bước 5: bổ sung chứng thư kiểm tra chất lượng cho hải quan.

Kiểm tra chính sách mặt hàng dầu nhớt (dầu nhờn)

Căn cứ vào Thông tư số 34/2013/TT-BCT theo đó, mặt hàng dầu bôi trơn mỡ bôi trơn (mã HS: 2710…) các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (doanh nghiệp FDI) không được quyền nhập khẩu và không được quyền phân phối.

  • muốn nhập khẩu được thì phải xin Giấy phép với bộ Công thương. Hoặc
  • mua sản phẩm dầu nhờn động cơ tại thị trường Việt Nam để phục vụ cho dự án đầu tư.

Dầu nhớt (dầu nhờn)  là mặt hàng được quản lý bởi Bộ Khoa học và Công nghệ và thủ tục nhập khẩu mặt hàng này được quy định trong Quyết định số 3810/QĐ-BKHCN và Thông tư số 10/2018/TT-BKHCN (sửa đổi Thông tư số 06/2018/TT-BKHCN), khi nhập khẩu mặt hàng dầu nhớt thì phải tiến hành làm công bố hợp quy trước khi đưa ra kinh doanh và lưu thông trên thị trường, đồng thời tiến hành kiểm tra chất lượng tuân theo các quy định của QCVN14:2018/BKHCN/SĐ1:2018 sửa đổi bổ sung QCVN 14:2018/BKHCN.

Bước 1: đăng kí kiểm tra chất lượng

Tiến hành đăng kí chất lượng tại Cục Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Hồ sơ cần chuẩn bị để làm kiểm tra chất lượng cho dầu nhờn (dầu nhớt):

  • Hợp đồng thương mại (Purchase Order or Contract)
  • Hóa đơn thương mại (Invoice)
  • Phiếu đóng gói chi tiết hàng hóa (Packing list)
  • Vận tải đơn (Airway Bill/ Bill of lading)
  • Catalog của sản phẩm
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin) , C/Q,…
  • Đơn đăng ký kiểm tra chất lượng

Bước 2: tiến hành mở tờ khai hải quan và đem hàng về kho bảo quan

Mặt hàng dầu nhớt chúng ta sẻ phải đợi có chứng thư kiểm tra chất lượng mới được thông quan hàng hóa vậy nên trong quá trình mở tờ khai chúng ta sẻ làm công văn mang hàng về kho bảo quản.

Hồ sơ để mở tờ khai hải quan bao gồm:

  • Công văn mang hàng về kho bảo quản
  • Đơn đăng kí kiểm tra chất lượng
  • Tờ khai hải quan
  • Hóa đơn thương mại (Invoice)
  • Phiếu đóng gói chi tiết hàng hóa (Packing list)
  • Vận tải đơn (Airway Bill/ Bill of lading)
  • Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin) (nếu có)

Bước 3: đem mẫu đi kiểm tra, làm chứng nhận hợp quy

Sau khi đem hàng về kho bảo quản, các bạn sẽ đem mẫu lên trung tâm được bộ khoa học và công nghệ chỉ định để tiến hành.

Danh mục các chỉ tiêu cần thử nghiệm

Tên chỉ tiêu Mức giới hạn Phương pháp thử
Dầu nhờn động cơ 4 kỳ Dầu nhờn động cơ 2 kỳ
1. Độ nhớt động học, mm2/s (cSt) Theo tiêu chuẩn công bố áp dụng Ở 100°C Không nhỏ hơn 6,5 TCVN 3171:2011 (ASTM D445-11) hoặc ISO 3104:1994
2. Chỉ số độ nhớt, không nhỏ hơn 95 TCVN 6019:2010 (ASTM D2270-04)
3. Trị số kiềm tổng (TBN), mg KOH, không nhỏ hơn 4,0 TCVN 3167:2008 (ASTM D2896-07a)
4. Nhiệt độ chớp cháy cốc hở, °C, không nhỏ hơn 180 TCVN 2699:1995 hoặc TCVN 7498:2005 (ASTM D92-02b)
5.[8] Độ tạo bọt/mức ổn định, ml, theo chu kỳ 2, không lớn hơn

– Đối với dầu nhờn động cơ đốt trong không thuộc ngành hàng hải

– Đối với dầu nhờn động cơ đốt trong thuộc ngành hàng hải

50/0

Công bố

ASTM D892-13

hoặc ISO 6247:1998

6. Tổng hàm lượng kim loại Ca, Mg, Zn, % khối lượng, không nhỏ hơn 0,1 TCVN 7866:2008 (ASTM D4951-06) hoặc ASTM D5185-13e1 hoặc ASTM D4628-05
7. Hàm lượng nước, % thể tích, không lớn hơn

– Đối với dầu nhờn động cơ đốt trong không thuộc ngành hàng hải

– Đối với dầu nhờn động cơ đốt trong thuộc ngành hàng hải

0,05

0,1

0,05

0,1

TCVN 2692:2007 (ASTM D95-05e1)

hoặc TCVN 3182:2013-Quy trình C (ASTM D6304-07)

8. Ăn mòn tấm đồng (ở 100°C, trong 3 giờ) Loại 1 TCVN 2694:2007

(ASTM D130-04e1)

9.[11] Cặn cơ học (cặn pentan), % khối lượng, không lớn hơn 0,1 ASTM D4055-04
10.[12] Tro sunfat % khối lượng, không lớn hơn

– Đối với dầu nhờn động cơ đốt trong không thuộc ngành hàng hải

– Đối với dầu nhờn động cơ đốt trong thuộc ngành hàng hải

0,18

Công bố

TCVN 2689:2007

(ASTM D874-06)

hoặc ISO 3987:2010

Giám định thương mại

Trong hoạt động thương mại, dầu nhớt (dầu nhờn) khi sản xuất ra đến khi được chuyển tới tay người mua, người tiêu dùng, đều phải trải qua nhiều khâu (vận chuyển, giao nhận, bảo quản…), không thể tránh khỏi rủi ro, sai sót, tổn thất…dẫn đến tranh chấp giữa các bên liên quan tham gia hợp đồng mua bán như: Thời gian, địa điểm giao hàng, chuyển quyền sở hữu, rủi ro đối với hàng hóa…

Một số tranh chấp thường gặp là:

  • Sai sót về số lượng, khối lượng, phẩm chất, bao bì, giá trị hàng hóa, nguồn gốc xuất xứ, chủng loại hàng hóa, tình trạng, độ an toàn, tiêu chuẩn vệ sinh, và các nội dung khác theo yêu cầu của khách hàng. (giám định theo hợp đồng thương mại)
  • Các tổn thất và nguyên nhân dẫn đến tổn thất, phân chia trách nhiệm, mức đền bù của các bên liên quan khi hàng hóa bị tổn thất; (giám định tổn thất phục vụ bảo hiểm)

Để trực tiếp phòng ngừa và có cơ sở pháp lý giải quyết các tranh chấp xảy ra một cách nhanh chóng khi hàng hóa bị sai hỏng, thiếu, mất, tổn thất…, các bên  ký kết thường đưa vào hợp đồng thương mại điều khoản chỉ định một tổ chức giám định độc lập, trung lập, có đủ năng lực/uy tín để tiến hành kiểm tra và cấp kết quả về sự phù hợp về chất lượng hàng hóa, số lượng, khối lượng so với hợp đồng đã ký.

Bước 4: bổ sung kết quả kiểm tra cho cơ quan đăng kí kiểm tra chất lượng

Sau khi có kết quả kiểm tra (còn gọi là chứng nhận hợp quy) dầu nhớt (dầu nhờn) do tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp kèm theo mẫu dấu hợp quy của tổ chức chứng nhận được chỉ định cấp cho cơ sở, doanh nghiệp.

Các bạn cần thực hiện Công bố hợp quy, chuẩn bị một bộ hồ sơ tương tự như kiểm tra chất lượng (cần thay đổi đơn đăng ký là được).

Chúng ta sẽ đem kết quả lên cơ quan đăng ký kiểm tra chất lượng (Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng) để lấy chứng thư kiểm tra chất lượng (còn gọi là công bố chứng nhận hợp quy dầu nhớt (dầu nhờn)

Lưu ý: về chứng nhận hợp quy chỉ có giá trị theo từng lô hàng, nên doanh nghiệp nhập khẩu lô nào về chúng ta cũng phải làm bước này. (Phương thức 5)

Bước 5: bổ sung chứng thư cho hải quan

Khi có chứng thư kiểm tra chất lượng chúng ta sẽ bổ sung cho Chi cục hải quan nơi quản lý hàng hóa được lưu giữ để thông quan lô hàng.

Nhãn ghi

Lưu ý thêm về nội dung tối thiểu của nhãn ghi dầu nhớt (dầu nhờn) lưu thông trên thị trường phải bao gồm:

  • Tên hàng hóa (ghi rõ loại động cơ sử dụng);
  • Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;
  • Xuất xứ hàng hóa;
  • Thể tích/ Khối lượng;
  • Đặc tính kỹ thuật (cấp độ nhớt, cấp tính năng);
  • Hướng dẫn sử dụng, bảo quản;
  • Thông tin cảnh báo an toàn

Quý khách hàng cần tư vấn về các dịch vụ: chứng nhận, giám địnhkhử trùngthí nghiệmlashing – chằng buộc

vui lòng liên qua số hotline  0789123102 để được phục vụ.

Các giải pháp của IFIC – Giám Định Khử Trùng Quốc Tế giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

  1. hạn chế rủi ro phát sinh chi phí, nâng cao uy tín trong hoạt động thương mại
  2. đáp ứng các yêu cầu của cơ quan chức năng trong hoạt động kiểm tra chất lượng hàng hoá
  3. là tổ chức giám định độc lập được chỉ định kiểm tra theo hợp đồng thương mại và L/C theo yêu cầu: chủ hàng, ngân hàng, đơn vị vận chuyển,…