Thủ tục nhập khẩu cát xây dựng

Thủ tục nhập khẩu cát xây dựng

Cát xây dựng là gì?

Cát xây dựng là loại vật liệu có nguồn gốc tự nhiên ở dạng hạt, thành phần bao gồm các hạt khoáng vật nhỏ, mịn và đá.

Cát xây dựng ở Việt Nam chia ra 4 loại thông dụng: Cát vàng xây dựng, cát san lấp, cát xây tô và cát bê tông.

Các loại mô đun cát xây dựng thông dụng

Dựa theo TCVN 7570:2006 “ cốt liệu cho bê tông và vữa – yêu cầu kỹ thuật” và  TCXD 127:1985 “ cát mịn để làm bê tông và vữa xây dựng” thì cát xây dựng được chia thành 3 mô đun.

  • Cát mô đun độ lớn ML >2 (còn gọi là cát vàng, cát đúc): sử dụng trong vữa bê tông dùng để đổ bê tông.
  • Cát mô đun độ lớn ML = 1,5~2 (còn gọi là cát mịn, cát xây): sử dụng trong vữa xi măng dùng để xây.
  • Cát mô đun độ lớn ML = 0,7~1,4 (còn gọi là cát mịn, cát tô): sử dụng trong vữa xi măng dùng để trát.

Để xác định đúng về chính sách, thủ tục nhập khẩu, đầu tiên cần xác định mã số HS của mặt hàng.

TRA CỨU MÃ HS

– Mã HS của Cát thuộc Chương 25: Muối; lưu huỳnh; đất, đá; thạch cao, vôi và xi măng

– Thuộc nhóm 2505

Khi nhập khẩu cát Doanh nghiệp cần phải đóng các khoản thuế như sau:

  • Thuế giá trị gia tăng (VAT) : 10% (83/2014/TT-BTC)
  • Thuế nhập khẩu thông thường: 5% (45/2017/QĐ-TTg)
  • Thuế nhập khẩu ưu đãi: 0% (57/2020/NĐ-CP)

Thủ tục nhập khẩu cát xây dựng chi tiết

Bước 1: Lên tờ khai hải quan tại cửa khẩu nhập khẩu

Bộ hồ sơ nhập khẩu nói chung bao gồm:

  1. Tờ khai hải quan
  2. Hóa đơn thương mại
  3. Vận đơn
  4. Giấy phép nhập khẩu hoặc văn bản cho phép nhập khẩu, của cơ quan có thẩm quyền, theo quy định của pháp luật
  5. Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch hoặc văn bản thông báo giao quyền sử dụng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu
  6. Chứng từ chứng minh tổ chức, cá nhân đủ điều kiện nhập khẩu hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư:
  7. Tờ khai trị giá;
  8. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa;
  9. Giấy chứng nhận kiểm tra chuyên ngành
  10. Hợp đồng ủy thác nếu có

Sau đó các bạn xác định sản phẩm nhập khẩu có thuộc nhóm Vật liệu xây dựng phải làm kiểm tra chất lượng hay không. Trong đó, mặt hàng Cát nghiền cho bê tông và vữa cần phải công bố hợp quy

Bước 2: Thực hiện thủ tục đăng kí kiểm tra chất lượng

Thủ tục kiểm tra chất lượng mặt hàng vật liệu xây dựng cụ thể như sau:

Hồ sơ đăng ký gồm:

  • Giấy đăng kí kiểm tra nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu
  • Contract, invoice, packing list
  • Tờ khai phân luồng
  • Hình ảnh , mẫu nhãn sản phẩm

Doanh nghiệp đăng kí kinh doanh tại địa phương nào thì đăng kí kiểm tra chất lượng hàng hóa VLXD nhập khẩu tại Sở Xây dựng địa phương đó (Theo Công văn mới nhất của Bộ xây dựng)

Thời gian thực hiện 1,2 ngày ra số đăng kí kiểm tra.

Thủ tục nhập khẩu cát xây dựng
Thủ tục nhập khẩu cát xây dựng

Bước 3: Mang hàng về kho bảo quản và tiến hành lấy mẫu thử nghiệm.

Doanh Nghiệp nộp giấy đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước có xác nhận của Sở Xây Dựng và cho cơ quan Hải Quan để mang hàng về kho bảo quản.

Sau đó, thông báo với tổ chức Chứng Nhận Hợp Quy để tiến hành lấy mẫu thử nghiệm

Một số tiêu chí kiểm tra thử nghiệm mặt hàng cát nhập khẩu theo (theo QCVN 16:2019):

  • Thành phần hạt
  • Hàm lượng tạp chất
  • Tạp chất hữu cơ
  • Hàm lượng clorua trong cát
  • Khả năng phản ứng kiềm – silic

Bước 4: Ra chứng nhận hợp quy và Công bố hợp quy

Sau khi có kết quả thí nghiệm và chứng nhận hợp quy đạt điều kiện theo QCVN 16:2019, Doanh Nghiệp mang giấy chứng nhận hợp quy đạt điều kiện đến Sở Xây dựng để lấy Phiếu Thông Báo Kết Quả Kiểm Tra Nhà Nước.

Tùy theo quy trình từng Sở Xây dựng mà thời gian ra Phiếu Thông Báo Kết Quả Kiểm Tra Nhà Nước sẽ khác nhau, nhưng Doanh nghiệp cần theo dõi hồ sơ để không muộn hơn 15 ngày.

Bước 5: Thông quan lô hàng, thanh lý tờ khai.

Doanh nghiệp nộp đầy đủ bộ hồ sơ nhập khẩu và “Phiếu Thông Báo Kết Quả Kiểm Tra Nhà Nước Về Chất Lượng Hàng Hóa Nhập Khẩu” cho Cơ Quan Hải Quan để tiến hành thông quan lô hàng

Quý khách hàng cần tư vấn về các dịch vụ: chứng nhận, giám định, khử trùng, thí nghiệm, lashing – chằng buộc

vui lòng liên qua số hotline  094 998 33 75 để được phục vụ.

Các giải pháp của IFIC – Giám Định Khử Trùng Quốc Tế giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

  1. hạn chế rủi ro phát sinh chi phí, nâng cao uy tín trong hoạt động thương mại
  2. đáp ứng các yêu cầu của cơ quan chức năng trong hoạt động kiểm tra chất lượng hàng hoá
  3. là tổ chức giám định độc lập được chỉ định kiểm tra theo hợp đồng thương mại và L/C theo yêu cầu: chủ hàng, ngân hàng, đơn vị vận chuyển,…