Cuộn dây kim loại không phân bổ tốt trọng lượng và dễ bị dịch chuyển bên trong container, có nguy cơ làm hỏng hàng hóa, container, tàu, nguy hiểm đến tính mạng thuỷ thủ đoàn.
Phải thực hiện các biện pháp thích hợp trong quá trình xếp / dỡ, để tránh làm hỏng container. Những cuộn thép này thường được đặt trên pallet gỗ. Cần gia cố kỹ thuật để tránh dịch chuyển. Tất cả các phương pháp cố định phải được sử dụng ở mọi vị trí của cuộn thép: phân bổ trọng lượng, bệ giá đỡ, giằng và chằng buộc và phải đủ mạnh để tránh dịch chuyển.
Tổng trọng lượng tối đa theo tấm CSC Công ước về an toàn container bao gồm: (hàng hóa + bệ/giá đỡ + thanh giằng)
Phương pháp đóng hàng cuộn thép
- Eye to rear là phương pháp nhồi được khuyên dùng nhất.
- Eye to skyđược sử dụng cho các cuộn dây nhẹ và ngắn (tức là chiều dài của cuộn dây nhỏ hơn đường kính của nó và trọng lượng của nó nhỏ hơn 6 tấn).
VỊ TRÍ XẾP CUỘN KIM LOẠI BÊN TRONG CONTAINER
Chỉ một cuộn thép duy nhất nên được đặt ở giữa container
Khi hai cuộn thép được xếp vào 1 container, một cuộn thép nên được đặt càng xa càng tốt đến thành phía sau và cuộn kia càng gần cửa càng tốt. Nên dành đủ không gian để giằng và cố định giữa cửa / thành phía sau và cuộn thép.

Khi một số cuộn thép được xếp vào cùng 1 container, chúng phải cách đều nhau dọc theo chiều dài container, cách nhau bằng thanh giằng và được cố định
EYE TO REAR



EYE TO SIDE
EYE TO SKY
ĐẶT CUỘN KIM LOẠI TRÊN BỆ ĐỠ
Bệ đỡ cần phân bổ trọng lượng của cuộn thép để tải trọng tuyến tính không vượt quá 5 tấn / m.
Bệ đỡ gồm 2 thanh gỗ cứng vuông được đặt dọc theo chiều dài thùng chứa container tạo thành đường ray. Chiều dài của đường ray được xác định bởi trọng lượng của hàng hóa.


Khoảng cách giữa các đường ray 2 thanh gỗ phải được đặt sao cho mặt đáy cuộn dây không chạm vào sàn của container.
Để ổn định tối đa, khoảng cách giữa cuộn thép và sàn phải là 5 cm. Khoảng cách tối thiểu giữa 2 thanh gỗ đường ray phải bằng một nửa đường kính của cuộn thép.
Kích thước mặt cắt ngang của thanh gỗ, phụ thuộc vào chiều dài đầu tự do yêu cầu của nó ở mỗi bên:
Ví dụ 1: trọng lượng cuộn thép: 8 tấn, c = 65cm Kết quả: 8ton / (5 tấn / m) = 1,6m. a = 160cm, b = (160- 65cm) / 2 = 48cm. Kích thước đường ray yêu cầu 160x10x10cm.
Ví dụ 2: trọng lượng cuộn thép: 14 tấn, c = 85cm Kết quả: 14ton / (5 tấn / m) = 2.8m a = 280cm, b = (280- 85cm) / 2 = 98cm. Kích thước đường ray yêu cầu 280x20x20cm.
Mặt cắt ngang (tiết diện) | Chiều dài đầu tự do tối đa ở mỗi bên (b) |
10x10cm | 50cm |
15x15cm | 75cm |
20x20cm | 100cm |
25x25cm | 125cm |
30x30cm | 150cm |
Không khuyến nghị sử dụng kích thước thanh gỗ có tiết diện từ 25x25cm trở lên vì lý do môi trường.
Cuộn thép trên khung hoặc pallet nên được đặt trên giá đỡ phụ, trong trường hợp cần phân phối trọng lượng để không vượt quá tải trọng tuyến tính 5 tấn / m.
Nếu không thể đáp ứng các yêu cầu về giá đỡ này, cuộn thép quá nặng để xếp hàng và chỉ có thể vận chuyển trên flat rack container
Cuộn thép trên 18 tấn không thể được vận chuyển trong container 20F.
PHƯƠNG PHÁP GIẰNG CUỘN KIM LOẠI

- Thanh giằng được đặt để ngăn các cuộn thép dịch chuyển bên trong container. Xin lưu ý rằng thành bên container và cửa không thể chịu bất kỳ lực nào. Bất kỳ sự dịch chuyển nào cũng có thể phá vỡ, làm hỏng hàng hóa và nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, thanh giằng được trải trên một bề mặt lớn và ở độ cao thấp nhất có thể.
- Các bệ đỡ phải được gia cố vào thành bên của container bằng cách sử dụng thanh giằng gỗ cứng có tiết diện không nhỏ hơn 10cmx10cm. Khoảng cách tối đa cho phép giữa các thanh giằng là 50 cm. Thanh giằng phải được đóng đinh vào sàn của container cứ sau 40 cm.
- Giằng sang một bên: giằng vào bệ đỡ (a). Hai mảnh gỗ (b) được đặt giữa (c) và (a), với khoảng cách giữa chúng càng rộng càng tốt. Để giữ tất cả các mảnh (b) và (c) ở cùng một chiều cao. Cần ít nhất 4 mảnh để hỗ trợ (d), và được đặt bên dưới và đóng đinh lại với nhau. Điều quan trọng là (b) được gắn vào (c) và không chạm trực tiếp vào thành bên thùng container
- Giằng cũng được thực hiện dọc theo chiều dài của container và được gắn vào bệ đỡ từ bên này sang bên kia (e) mà cuộn thép nằm trên đó.
- Cả hai thanh (f) cần được đặt giữa (e) và (g), tất cả đều có cùng chiều cao. Tốt nhất là đặt các thanh (f) trên bệ đỡ và đặt (g) lên trên các giá đỡ (h) có cùng chiều cao với bệ đỡ. Một thanh gỗ vuông (g) được đặt hai đầu của nó tựa vào thành bên lượn sóng của container.



- Giằng giữa 2 cuộn thép được thực hiện với hai thanh (f) giữa (e) của mỗi cuộn thép. Giằng vào thành cuối của container có thể được thực hiện với (g) cố định vào thành bên lượn sóng hoặc chạm vào thành cuối dọc theo toàn bộ chiều rộng của nó.
- Có thể thiết kế giằng mà không cần đóng đinh vào sàn container hoặc bệ, giá đỡ. Đinh có thể được sử dụng để giữ cho thanh gỗ gắn chặt với nhau, nhưng không nên đưa lực vào đinh.
- Nhìn từ trên xuống cửa container:
Hình ảnh cho thấy ví dụ về giằng theo chiều dọc với việc sử dụng hốc ở cột góc ở phía cửa.
Thanh giằng dày (g) dựa vào thanh giằng mỏng đặt trong hốc bên cạnh cửa.

LASHING – CHẰNG BUỘC CUỘN KIM LOẠI
Tất cả các cuộn kim loại phải được chằng buộc đúng cách. Không được phép mang hàng lỏng lẻo vào container. Để đảm bảo rằng hàng hoá an toàn chống lật.


- Dây buộc được cố định vào các điểm dưới cùng bên trong container.
- Mỗi cuộn kim loại cần được kết nối với container bằng 4 điểm chằng buộc.
- Mỗi sợi dây cần được buộc sao cho đầu và đuôi của nó được kết nối với cùng một điểm.
- Vật liệu dùng để chằng buộc phải là dây thép chịu được trọng lượng tối thiểu 2 tấn.
- Mỗi điểm chằng buộc chỉ có thể chịu tải tối đa 2 tấn, do đó, chỉ nên kết nối 1 điểm chằng buộc vào một điểm trong container
- Đối với cuộn thép nặng, cao và mỏng, nên thêm thanh giằng vào thành bên ở vị trí cao hơn.
- Không tiếp xúc với sàn
- Giá đỡ và bệ đỡ được đặt (màu nâu) và thanh giằng được đặt dọc theo các thành bên (màu vàng).
- Khoảng cách giữa hai thanh vuông của giá đỡ nên càng rộng càng tốt, miễn là cuộn thép không chạm vào sàn container
- Chiều dài của giá đỡ (a) phụ thuộc vào trọng lượng của cuộn dây Chiều dài giá đỡ tối thiểu phải dài hơn 20cm (mỗi bên 10cm) so với chiều dài của cuộn dây.
- Việc giằng theo hướng chiều dài được thực hiện như sauĐặt một thanh giằng trên bệ đỡ từ bên này sang bên kia (d), thêm một thanh giằng song song tạo thành đường ray (f) dọc theo các bức tường bên lượn sóng hoặc hốc của các trụ góc ở cửa và thêm hai thanh giằng (e) kết nối chúng. Bên dưới thanh giằng (f) là các giá đỡ nhỏ sao cho chiều cao đồng bộ với kết cấu. Giằng theo hướng chiều dài phải được đặt ở cả hai bên của mỗi cuộn thép
- Cuộn thép được chằng buộc bằng 4 dây thép, cố định cuộn dây ở các vòng kín, mỗi vòng cho mỗi góc.
IFIC cung cấp dịch vụ lashing chằng buộc hàng hoá trên phương tiện vận tải và cấp chứng thư lashing – chằng buộc hàng hoá theo yêu cầu của chủ hàng, đơn vị vận tải đáp ứng các tiêu chuẩn việt nam và quốc tế. Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp lashing cho lô hàng của bạn thì hãy liên hệ ngay với số Hotline 0949983375 để được tư vấn.