Kinh nghiệm xuất khẩu ớt trái và ớt bột mới nhất

Kinh nghiệm xuất khẩu ớt trái và ớt bột mới nhất

Việt Nam có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc trồng ớt, ớt có chất lượng tốt không có thuốc trừ sâu, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng về Vệ sinh an toàn thực phẩm và giá cả hợp lý nên Việt Nam là lựa chọn nhập khẩu của Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản, Mỹ, Châu Âu.

Để xác định đúng về chính sách, thủ tục nhập khẩu, đầu tiên cần xác định mã số HS của mặt hàng.

Mã HS ỚT

Ớt trái được quy định thuộc mã HS: 07096010, là mặt hàng không có thuế xuất khẩu, và không có thuế VAT hàng xuất khẩu.

Điều kiện tiên quyết để xuất khẩu ớt là phải thực hiện cấp mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói ớt xuất khẩu, chỉ sử dụng các thuốc trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng ở Việt Nam, tuân thủ thời gian cách ly để đảm bảo dư lượng thuốc không vượt quá quy định của thị trường nhập khẩu.

Cấp mã số vùng trồng ớt xuất khẩu

Mã số vùng trồng là mã số định danh cho một vùng trồng trọt nhằm theo dõi và kiểm soát tình hình sản xuất; kiểm soát chất lượng sản phẩm; truy xuất nguồn gốc sản phẩm cây trồng.

Bước 1: Gửi yêu cầu đăng ký cấp mã số vùng trồng

Nhà vườn gửi tờ khai kỹ thuật đề nghị cấp mã số vùng trồng và hồ sơ chi tiết về Chi cục BVTV hoặc Chi cục Trồng trọt và BVTV.

Bước 2: Khảo sát, đánh giá vùng trồng ớt xin cấp mã

Chi cục BVTV hoặc Chi cục Trồng trọt và BVTV xem xét, rà soát các tài liệu do cơ sở nộp lên. Nếu hồ sơ đã đáp ứng, sẽ tiến hành kiểm tra, khảo sát vùng trồng xin cấp mã số.

Bước 3: Phê duyệt cấp mã số vùng trồng

  • Cục Bảo vệ thực vật sẽ tiến hành thẩm định và cấp mã số cho vùng trồng đạt yêu cầu, và gửi thông tin chi tiết mã số đã cấp cho nước nhập khẩu
  • Sau khi cơ quan quản lý nước nhập khẩu phê duyệt, Cục Bảo vệ thực vật sẽ thông báo và gửi mã số cho Chi Cục BVTV hoặc Chi Cục Trồng trọt và BVTV tỉnh để quản lý và giám sát vùng trồng đã được cấp mã số.

Bước 4: Bàn giao mã số vùng trồng

  • Sau khi Chi cục BVTV hoặc Chi Cục Trồng trọt và BVTV tỉnh nhận được thông báo, sẽ thực hiện gửi thông báo về cho nhà vườn đã được cấp mã số vùng trồng.
  • Chi cục BVTV hoặc Chi Cục Trồng trọt và BVTV tỉnh phụ trách đánh giá giám sát định kỳ tại vùng trồng.
Chứng nhận ớt được trồng và thu hoạch từ vùng nguyên liệu đạt chuẩn

Theo đó, để cây ớt đạt chuẩn Vietgap cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Nên chọn các giống ớt F1 chống chịu sâu bệnh tốt
  • Không chọn vùng đất bị nhiễm hoá chất hoặc kim loại nặng
  • Áp dụng các loại phân bón nằm trong danh mục cho phép của bộ nông nghiệp và sử dụng đúng quy trình được đưa ra
  • Áp dụng màn phủ nông nghiệp để giảm lượng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.

Về điều kiện thu hoạch ớt

  1. Yêu cầu chung: Ớt phải được thu hoạch trong thời tiết khô và lạnh. Chỉ những quả có độ chín thích hợp, ví dụ: quả có hình dạng, độ phát triển và màu sắc đặc trưng của giống mới thu hoạch. Ớt cũng có thể được thu hoạch ở giai đoạn chín sinh lý (đỏ)
    Đặc tính chất lượng: 
    Việc chọn và phân loại phải được thực hiện ngay sau khi thu hoạch. Ớt dùng để bảo quản phải lành lặn, sạch, cứng, phát triển tốt, không có hơi nước trên bề mặt, không bị tổn thương phần đầu và không bị hư hại do băng giá (héo do lạnh) và cháy nắng
    3. Bảo quản: 
    Ớt phải được bảo quản càng nhanh càng tốt sau khi chọn và phân loại. Trước khi bảo quản, ớt phải được giữ vài giờ ở nơi mát. Khi phân loại chất lượng và kích thước, mỗi bao bì chỉ được chứa ớt của cùng một giống hoặc cùng loại thương mại, cùng cấp hạng và kích cỡ. Bao gói phải được xử lý cẩn thận để không làm hư hỏng bề mặt ớt. Các bao gói được xếp chồng lên nhau theo cách sao cho đảm bảo sự lưu thông không khí qua các chồng.

Về điều kiện bảo quản xuất khẩu ớt trái và ớt bột

  1. Nhiệt độ: Tiêu chuẩn đánh giá xuất khẩu ớt sang Trung Quốc về nhiệt độ được khuyến cáo bảo quản là đối với các giống ớt khác, ớt xanh nên được bảo quản ở nhiệt độ từ 7oC đến 8oC và ớt đỏ nên được bảo quản ở nhiệt độ từ 4oC đến 6oC
    2. Lưu thông không khí: 
    Hệ thống lưu thông không khí được sử dụng ở nơi bảo quản phải đảm bảo ổn định nhiệt độ và độ ẩm tương đối đồng đều
    3. Độ ẩm tương đối: 
    Độ ẩm tương đối là yếu tố quan trọng nhất để duy trì độ cứng của quả. Ở nơi bảo quản, độ ẩm tương đối của không khí nên trong khoảng từ 90% đến 95%. Nếu độ ẩm của không khí giảm xuống dưới 90%, thì có thể bảo vệ độ cứng của quả bằng cách phủ tấm polyetylen lên bao gói và mỗi ngày tháo bỏ tấm phủ từ 1h đến 2h để lưu thông không khí
    4. Thời gian bảo quản: 
    Đối với các giống ớt khác, thì thời gian bảo quản trong khoảng từ 10-30 ngày phụ thuộc vào từng giống, mức độ chín, điều kiện khí hậu và hệ thống canh tác
    5. Các hoạt động trong và cuối quá trình bảo quản: 
    Ớt dễ bị thối nên cứ 2-3 ngày cần kiểm tra chất lượng quả và các quả cho thấy các dấu hiệu giảm độ cứng hoặc bị hư hỏng do sâu bệnh hoặc côn trùng, thì phải được loại bỏ ngay

Cấp mã số cơ sở đóng gói ớt xuất khẩu ớt trái và ớt bột

Mã số cơ sở đóng gói là mã số định danh được quy định cấp cho một cơ sở đóng gói.

Cơ sở đóng gói (Packing House) là nơi tập kết của một loại nông sản. Tất cả các quá trình từ phân loại, sơ chế, bảo quản và đóng gói đều được thực hiện tại đây và thực hiện theo quy trình phù hợp với yêu cầu về kiểm dịch thực vật của nước nhập khẩu.

Bước 1: Đăng ký cấp mã số cơ sở đóng gói

Cơ sở gửi tờ khai kỹ thuật đề nghị cấp mã số cơ sở đóng gói và các thông tin cần thiết về Chi cục BVTV hoặc Chi cục Trồng trọt và BVTV tỉnh tại nơi đặt cơ sở đóng gói.

Bước 2: Đánh giá cơ sở đóng gói

Chuyên gia Chi cục BVTV hoặc Chi cục Trồng trọt và BVTV sẽ đến trực tiếp khảo sát tại cơ sở đóng gói, đưa ra các góp ý cho cơ sở đáp ứng quy định về thiết lập cơ sở đóng gói.

Hỗ trợ khắc phục các nội dung chưa phù hợp.

Bước 3: Phê duyệt cấp mã số cơ sở đóng gói

Cục Bảo vệ thực vật sẽ tiến hành thẩm định và cấp mã số cho cơ sở đóng gói đạt yêu cầu, và gửi thông tin chi tiết mã số đã cấp cho nước nhập khẩu.

Sau khi nước nhập khẩu phê duyệt, Cục Bảo vệ thực vật sẽ thông báo và gửi mã số cho Chi Cục BVTV hoặc Chi Cục Trồng trọt và BVTV tỉnh để quản lý và giám sát cơ sở đóng gói đã được cấp mã số.

Bước 4: Bàn giao mã số cơ sở đóng gói

Sau khi Chi cục BVTV hoặc Chi Cục Trồng trọt và BVTV tỉnh nhận được thông báo, sẽ thực hiện gửi thông báo về cho cơ sở đã được cấp mã số cơ sở đóng gói.

Chi cục BVTV hoặc Chi Cục Trồng trọt và BVTV tỉnh phụ trách đánh giá giám sát định kỳ tại cơ sở đóng gói.

Công bố hợp quy

Theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ; quy định tất cả các tổ chức, cá nhân đang sản xuất kinh doanh thực phẩm tại Việt Nam phải tiến hành tự công bố sản phẩm (hay công bố hợp quy) cho các sản phẩm của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi bày bán, lưu thông trên thị trường. Do đó, công bố chất lượng ớt sấy khô là hoạt động bắt buộc doanh nghiệp phải thực hiện.

Cách lên chỉ tiêu kiểm nghiệm Ớt bột, ớt trái dựa vào

  • Quy định về giới hạn tối đa ô nhiễm sinh học và hoá học trong thực phẩm (Quyết định số 46/2007/QĐ-BYT);
  • Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ô nhiễm vi sinh vật trong thực phẩm (QCVN 8-3:2012/BYT);
  • Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia đối với giới hạn ô nhiễm kim loại trong thực phẩm (QCVN 8-2:2011/BYT);

Các chỉ tiêu kiểm nghiệm Ớt bột, Ớt trái

  • Chỉ tiêu cảm quan: Màu, Mùi, Vị, Trạng thái,…
  • Chỉ tiêu chất lượng: Hàm lượng Protein, Lipid,…
  • Chỉ tiêu vi sinh vật: E.coli, Salmonella, Vi sinh hiếu khí,…
  • Chỉ tiêu kim loại nặng: Hàm lượng Thủy ngân (Hg)

Thời gian kiểm nghiệm trung bình là 05 – 07 ngày làm việc.

Việc kiểm nghiệm được thực hiện tại các trung tâm kiểm nghiệm được Nhà nước công nhận.

Kết quả kiểm nghiệm có giá trị sử dụng chỉ khi các trung tâm kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn VILAS (hệ thống công nhận phòng thử nghiệm, hiệu chuẩn của Việt Nam) và tiêu chuẩn Quốc Tế Ilac-MRA (tổ chức công nhận phòng thử nghiệm Quốc tế) thực hiện.

Kiểm dịch thực vật

Theo thông tư 33/ BNNPTNT/2041 doanh nghiệp khi xuất khẩu ớt cần phải điền theo tờ khai về kiểm dịch thực vật. Nếu doanh nghiệp lần đầu xuất khẩu sẽ phải kiểm tra tại kho đóng hàng.

Lô hàng ớt xuất khẩu phải thực hiện việc xử lý kiểm dịch thực vật bao gồm cả 2 biện pháp xử lý bằng Methyl Bromide và xử lý lạnh. Cụ thể:

  • xử lý Methyl Bromide với liều lượng 32g/m3 trong 2 giờ hoặc 18g/m3 trong 5 giờ;
  • xử lý lạnh sau khi xử lý Methyl Bromide ở nhiệt độ 0.56-2.77°C trong 4 ngày hoặc nhiệt độ 3.33-8.33°C trong 11 ngày.

Cục Bảo vệ thực vật sẽ cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đối với lô đáp ứng các yêu cầu sau:

  • Hàng hóa từ các vùng trồng Cục Bảo vệ thực vật cấp mã số vùng trồng và mã số cơ sở đóng gói đã được được phía nước nhập khẩu công nhận;
  • Xác nhận thông tin quá trình xử lý kiểm dịch thực vật căn cứ trên giấy chứng thư khử trùng do các đơn vị cung cấp dịch vụ đủ điều kiện hành nghề xử lý kiểm dịch thực vật thực hiện;
  • Ghi thông báo bổ sung lên Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật với nội dung đã thống nhất với phía Tổng Cục Hải quan nước nhập khẩu.

Mang bộ hồ sơ đến chi cục KIỂM DỊCH THỰC VẬT đăng ký kiểm dịch để Chi cục kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.

Cơ quan kiểm dịch tiến hành lấy mẫu để KIỂM DỊCH THỰC VẬT tại kho, cảng –  nơi lô hàng chờ xuất.

Sau khi lấy mẫu KIỂM DỊCH THỰC VẬT, hun trùng cho lô hàng (yêu cầu: vận tải đơn)

  • Thời gian cấp Giấy chứng nhận KIỂM DỊCH THỰC VẬT cho lô hàng trong vòng 24 giờ kể từ lúc bắt đầu kiểm dịch.
  • Thời gian cấp chứng thư hun trùng từ 1-2 ngày kể từ khi phun thuốc.

Thủ tục xuất khẩu ớt trái và ớt bột

Chuẩn bị giấy tờ cần thiết để tiến hành làm

– Hóa đơn bán hàng (Bill);

– vận đơn hãng tàu (Bill of Lading);

– Hóa đơn đỏ (Invoice);

– Danh sách hàng (Packing list);

– Giấy chứng nhận chất lượng (CERTIFICATE OF QUALITY / QUALITY);

– Giấy chứng nhận nguồn gốc (PHYTOSANITARY);

– Giấy chứng nhận hun trùng (FUMIGATION);

– Hợp đồng thương mại với bên mua

Mang bộ hồ sơ đến cơ quan hải quan đăng ký (trường hợp lô hàng phân vào luồng vàng hoặc đỏ)

Thông quan lô hàng, thanh lý tờ khai thông quan xuất khẩu

Quý khách hàng cần tư vấn về các dịch vụ: chứng nhận, giám định, khử trùng, thí nghiệm, lashing – chằng buộc

vui lòng liên qua số hotline  094 998 33 75 để được phục vụ.

Các giải pháp của IFIC – Giám Định Khử Trùng Quốc Tế giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

  1. hạn chế rủi ro phát sinh chi phí, nâng cao uy tín trong hoạt động thương mại
  2. đáp ứng các yêu cầu của cơ quan chức năng trong hoạt động kiểm tra chất lượng hàng hoá
  3. là tổ chức giám định độc lập được chỉ định kiểm tra theo hợp đồng thương mại và L/C theo yêu cầu: chủ hàng, ngân hàng, đơn vị vận chuyển,…