Kinh nghiệm làm thủ tục xuất khẩu gạo

Kinh nghiệm làm thủ tục xuất khẩu gạo

Gạo vừa là nguồn lương thực quan trọng, cũng là mặt hàng xuất khẩu chiến lược của Việt Nam. Trung bình một năm, Việt Nam sản xuất khoảng 26 – 28 triệu tấn gạo, sau khi dành cho tiêu thụ trong nước, khối lượng gạo xuất khẩu khoảng 6 – 6,5 triệu tấn gạo/năm.

Để xác định đúng về chính sách, thủ tục nhập khẩu, đầu tiên cần xác định mã số H S của mặt hàng.

Mã HS Gạo

Các bạn tra dựa vào biểu thuế xuất nhập khẩu

XUẤT KHẨU gạo phải chịu những khoản thuế phí nào?

Theo  Nghị định 125/2017/NĐ-CP thì Các loại thuế khi xuất khẩu mặt hàng Gạo:

Thuế VAT đối với hàng xuất khẩu là 0%

Thuế xuất khẩu: mặt hàng Gạo  chịu thuế xuất khẩu là 0%

Thủ tục xuất khẩu gạo

Bước 1: Chứng nhận đủ Điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo

Theo Nghị định số 107/2018/NĐ-CP về kinh doanh xuất khẩu gạo, doanh nghiệp cần có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo của bộ Công Thương.

Để chứng nhận được đủ điều kiện xuất khẩu gạo thì cần có những yếu tố:

  1. DOANH NGHIỆP được thành lập, đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật được kinh doanh xuất khẩu gạo khi đáp ứng các điều kiện sau

+ Có ít nhất 01 kho chuyên dùng để chứa thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa thóc, gạo.

+ Có ít nhất 01 cơ sở xay, xát hoặc cơ sở chế biến thóc, gạo phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về kho chứa và cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo.

  1. Kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo thuộc sở hữu của DOANH NGHIỆP hoặc do DOANH NGHIỆP thuê của tổ chức, cá nhân khác, có hợp đồng thuê bằng văn bản theo quy định của pháp luật với thời hạn thuê tối thiểu 05 năm.

DOANH NGHIỆP có Giấy chứng nhận không được cho thuê lại kho chứa, cơ sở xay, xát, chế biến thóc, gạo đã được kê khai để chứng minh việc đáp ứng điều kiện kinh doanh trong đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận của mình để DOANH NGHIỆP khác sử dụng vào mục đích xin cấp Giấy chứng nhận.

Kinh nghiệm làm thủ tục xuất khẩu gạo
Kinh nghiệm làm thủ tục xuất khẩu gạo

Bước 2: Đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo:

– Khi xuất khẩu mặt hàng Gạo, doanh nghiệp cần đăng ký hợp đồng xuất khẩu Gạo và đăng ký với Hiệp hội Lương thực Việt Nam.

Hồ sơ đăng ký gồm:

  • – Giấy đề nghị đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo;
  • – Hợp đồng xuất khẩu gạo đã được ký kết;
  • – Bản báo cáo lượng thóc, gạo có sẵn, trong đó nêu rõ tổng lượng thóc, gạo doanh nghiệp có sẵn trong kho; địa chỉ cụ thể và lượng thóc gạo có trong mỗi kho chứa thóc, gạo của doanh nghiệp;
  • – Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo (khi đăng ký hợp đồng lần đầu)

Nộp hồ sơ đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo trong vòng 3 ngày làm việc, kể từ ngày hợp đồng xuất khẩu gạo được ký kết. Nếu có lý do chính đáng, thời hạn này được kéo dài thêm nhưng không quá 10 ngày làm việc;

Trong vòng 2 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký hợp lệ của doanh nghiệp, Hiệp hội Lương thực Việt Nam sẽ đăng ký hợp đồng xuất khẩu của doanh nghiệp theo đúng quy định của Bộ Công thương nếu doanh nghiệp đáp ứng đủ các tiêu chí đăng ký hợp đồng xuất khẩu gạo quy định tại Nghị định 107/2018/NĐ-CP.

Bước 3: Làm thủ tục đăng ký kiểm dịch thực vật:

  • Yêu cầu: Chứng từ cần để truyền P Q S (phần mềm đăng ký KIỂM DỊCH THỰC VẬT)
  • Hợp đồng thương mại, mua bán hàng hóa
  • Vận tải đơn (cung cấp sau khi tàu chạy)

Nhập dữ liệu lô hàng, sau đó xuất đơn ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH THỰC VẬT từ phần mềm P Q S để chuyển cho đại diện của Doanh nghiệp Xuất Khẩu Gạo ký và đóng dấu.

Sau đó, mang bộ hồ sơ đến chi cục KIỂM DỊCH THỰC VẬT đăng ký kiểm dịch để Chi cục kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ.

Bước 4: Mở tờ khai hải quan

Yêu cầu chứng từ khai báo hải quan:

– Hợp đồng mua bán

Hóa đơn thương mại

– Phiếu đóng gói hàng hóa

– Booking

Nhập thông tin lô hàng vào phần mềm khai báo hải quan (ECUS), truyền tờ khai và lấy phản hồi phân luồng.

Bước 5:  Mang bộ hồ sơ đến cơ quan hải quan đăng ký (trường hợp lô hàng phân vào luồng vàng hoặc đỏ)

Bước 6: Lấy mẫu KIỂM DỊCH THỰC VẬT, hun trùng (nếu có) và ra chứng thư KIỂM DỊCH THỰC VẬT, hun trùng.

Cơ quan kiểm dịch tiến hành lấy mẫu để KIỂM DỊCH THỰC VẬT tại kho, cảng –  nơi lô hàng chờ xuất.

Sau khi lấy mẫu KIỂM DỊCH THỰC VẬT, hun trùng cho lô hàng (yêu cầu: vận tải đơn)

  • Thời gian cấp Giấy chứng nhận KIỂM DỊCH THỰC VẬT cho lô hàng trong vòng 24 giờ kể từ lúc bắt đầu kiểm dịch.
  • Thời gian cấp chứng thư hun trùng từ 1-2 ngày kể từ khi phun thuốc.

Bước 7: Thông quan lô hàng, thanh lý tờ khai thông quan xuất khẩu.

Quý khách hàng cần tư vấn về các dịch vụ: chứng nhận, giám định, khử trùng, thí nghiệm, lashing – chằng buộc

vui lòng liên qua số hotline  094 998 33 75 để được phục vụ.

Các giải pháp của IFIC – Giám Định Khử Trùng Quốc Tế giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu

  1. hạn chế rủi ro phát sinh chi phí, nâng cao uy tín trong hoạt động thương mại
  2. đáp ứng các yêu cầu của cơ quan chức năng trong hoạt động kiểm tra chất lượng hàng hoá
  3. là tổ chức giám định độc lập được chỉ định kiểm tra theo hợp đồng thương mại và L/C theo yêu cầu: chủ hàng, ngân hàng, đơn vị vận chuyển,…