Nông sản của Việt Nam đã được xuất khẩu đến hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Nhiều nhóm hàng như cà phê, gạo, rau quả đã vượt qua ngưỡng 1 tỷ USD. Điều này cho thấy trình độ canh tác ngày càng được cải thiện , ứng dụng công nghệ cao hướng tới thông minh. Đồng thời, chú trọng phát triển nông nghiệp sạch, an toàn và nông nghiệp hữu cơ cũng được tập trung để đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trường quốc tế.
Trước khi sản phẩm được đưa ra tiêu thụ trên thị trường bắt buộc phải tồn kho bảo quản. Các mặt hàng nông sản như: gạo, lúa mì, tiêu, điều, cà phê, sắn, rau củ quả,… và các mặt hàng có thành phần chủ yếu là tinh bột rất dễ bị nấm mốc, mối, mọt và côn trùng xâm nhập trong quá trình lưu kho hàng hóa. Chính vì vậy khử trùng là phương pháp để tiêu diệt, phòng tránh các tác hại của nấm mốc, mối, mọt và côn trùng gây hại trong quá trình bảo quản nông sản, giúp cho nông sản đạt chất lượng tốt nhất không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn trong nước mà còn đáp ứng các yêu cầu quốc tế, bảo vệ giá trị hàng nông sản tránh gây mất nguồn thu ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh doanh và uy tín của doanh nghiệp.
Hoạt động khử trùng hàng nông sản nhằm ngăn ngừa sự phát tán, lây lan dịch bệnh từ côn trùng gây hại có trong nông sản, trong quá trình lưu thông hàng hóa từ nước này sang các nước, và các địa phương khác, giúp bảo vệ sức khỏe của con người, mùa màng và môi trường. Việc thực hiện khử trùng trước khi xuất khẩu là cần thiết, để đáp ứng yêu cầu kiểm dịch thực vật ngày càng khắt khe của các nước và thuận lợi trong việc xuất khẩu nông sản. tránh trường hợp nông sản không được thông quan, do không đáp ứng các yêu cầu về quy định hiện hành, về việc thực hiện khử trùng nông sản trước khi xuất khẩu.
Để tránh trường hợp nông sản sau khi khử trùng bị các côn trùng có hại ở môi trường xung quanh xâm nhập lại, cần kết hợp khử trùng nơi chứa nông sản như: nhà máy, xưởng sản xuất, kho, container, tàu biển,…
GIẢI PHÁP KHỬ TRÙNG HÀNG NÔNG SẢN CỦA IFIC
IFIC cung cấp dịch vụ khử hàng hàng nông sản bảo quản trong kho, silo trên toàn quốc. đáp ứng các yêu cầu trong hoạt động chứng nhận hệ thống quản lý về an toàn thực phẩm (HACCP/ISO 22000)


và hun trùng hàng nông sản xuất khẩu đóng bao trong container hoặc đổ xá trên tàu, xà lan Theo QCVN 01-19:2010/BNNPTNN quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy trình kỹ thuật xông hơi khử trùng của Cục bảo vệ thực vật


Các bước khử trùng nông sản
Bước 1: Khảo sát trước khi khử trùng.
Bước 2: Lập phương án khử trùng.
Bước 3: Thực hiện khử trùng.
Bước 4: Phun vệ sinh không gian
Bước 5: Nghiệm thu và thông thoáng lô hàng.
Quy trình khử trùng nông sản xuất khẩu
Khảo sát trước khi khử trùng
- Địa điểm khử trùng: sàn, khu vực xung quanh
- Hàng hóa: loại hàng, cách sắp xếp, phương thức đóng gói, loại bao bì, nhiệt độ
- Dịch hại: thành phần , mật độ quần thể, pha phát dục phổ biến của loại gây hại chính
- Yêu cầu của chủ hàng.
- Lấy mẫu đại diện của lô hàng trước khi khử trùng
- Lập biên bản khảo sát khử trùng.
Lập phương án khử trùng
– Chuẩn bị vật tư trang thiết bị thực hiện:
- Thuốc khử trùng Quickphos 56%
- Thuốc phun vệ sinh (Icon 25 CS, Crckdown 10SC, Permecide 50Ec, Permethrin 50EC, Fendona 10DC, …)
- Bạt khử trùng chuyên dụng ( nếu khử trùng chụp bạt )
- Giấy Kraft
- Bột quấy hồ, băng dính
- Giấy hoặc khay đặt thuốc
- Găng cao su, khẩu trang
- Mặt nạ phòng độc
- Quạt thông thoáng sau khi khử trùng
- Bộ dụng cụ y tế sơ cứu
- Biển cảnh giới và các hướng dẫn , quy định trong quá trình khử trùng
- Nhân lực cần thiết để khử trùng kho hàng
– Lập biểu mẫu cho các bước thực hiện
- Lập danh sách những người tham gia khử trùng, phân công công việc cụ thể cho từng thành viên
- Lập lịch thực hiện từng công đoạn: thời gian làm kín, đặt thuốc, niêm phong, thời gian xả thuốc
– Tính toán lượng thuốc xông hơi cần.
– Căn cứ vào biên bảo khảo sát khử trùng, yêu cầu của hợp đồng hoặc của chủ hàng để tính toán liều lượng thuốc và thời gian xông hơi thích hợp. Tính lượng Thuốc cần sử dụng bằng cách tính thể tích lô hàng ( mét khối – m3 )
Cách tính: Chiều dài x Rộng x Cao = m3 , Hàm lượng : 10 gam thuốc/m3 ( tức khoảng 3 viên/m3 )
– Cách ra thuốc
- Dùng kẹp mở nắp chai thuốc .
- Tính lượng thuốc cần cho lô hàng gạo cần hun trùng .
- Ra thuốc vào các túi vải mỏng, dễ thoát khí
- Mỗi túi chứa không quá 10 viên thuốc, để thuốc nhanh tan và phản ứng tốt
Thực hiện khử trùng
– Làm kín không gian khử trùng
– Đối với khử trùng chụp bạt: chuyển bạt lên trên nóc lô hàng và tiến hành kéo bạt sang hai bên để trùm kín lô hàng. Lấy rắn cát chèn chân bạt . Nếu sàn kho hoặt địa điểm khử trùng xông hơi không đảm bảo, phải trải bạt xuống dưới kệ hàng để tránh sự thất thoát của thuốc. Kiểm tra độ kín của bạt, nếu rách phải làm kín bằng băng keo hoặc giấy kraft và hồ dính.
– Đối với khử trùng kho: dùng giấy kraft và hồ dán làm kín các khe, kẽ, cửa thông gió. Dán cửa ra vào nhưng chừa một cửa để vào đặt thuốc. Nếu sàn kho không đảm bảo phải làm kín lại bằng xi măng, vôi cát hoặc giấy kraft và hồ dính.
Phun vệ sinh
Phun vệ sinh xung quanh lô hàng khử trùng hoặc xung quanh khu vực kho để tránh sự lây nhiễm trở lại của côn trùng từ bên ngoài sau khi kết thúc khử trùng (do một số cá thể côn trùng bay hoặc di chuyển ra bên ngoài không gian khử trùng trong quá trình tiến hành khử trùng).
Nghiệm thu và thông thoáng lô hàng
- Sau 5 – 7 ngày, mở bạt lô hàng , thu gom bả thuốc chứa trong các túi vải , bả thuốc có thể xử lí bằng cách đào hố chôn xuống đất.
- Kiểm tra , nghiệm thu kết quả côn trùng lô hàng . Kiểm tra tỉ lệ sống , chết của dịch hại trong lô hàng và sử dụng bình thường
- Lập biên bản nghiệm thu kết quả khử trùng.
Quý khách hàng cần tư vấn về các dịch vụ: chứng nhận, giám định, khử trùng, thí nghiệm, lashing – chằng buộc
vui lòng liên qua số hotline 094 998 33 75 để được phục vụ.
Các giải pháp của IFIC – Giám Định Khử Trùng Quốc Tế giúp các doanh nghiệp xuất nhập khẩu
- hạn chế rủi ro phát sinh chi phí, nâng cao uy tín trong hoạt động thương mại
- đáp ứng các yêu cầu của cơ quan chức năng trong hoạt động kiểm tra chất lượng hàng hoá
- là tổ chức giám định độc lập được chỉ định kiểm tra theo hợp đồng thương mại và L/C theo yêu cầu: chủ hàng, ngân hàng, đơn vị vận chuyển,…